Thiên tai (hay còn được gọi là Disaster) xem là hiện tượng tự nhiên bất thường trên thực tế, có khả năng gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản và môi trường như: bão, áp thấp nhiệt đối, mưa lớn hoặc một số loại thiên tai khác. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì cấp độ rủi ro thiên tai của bão, áp thấp nhiệt đới được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định cấp độ rủi ro thiên tai của bão, áp thấp nhiệt đới:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống thiên tai năm 2020 có quy định về cấp độ rủi ro thiên tai. Theo đó:
-
Rủi ro thiên tai không thường được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ rủi ro thiên tai được xem là cơ sở để phục vụ cho hoạt động cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả đối với thiên tai;
-
Tiêu chí phân cấp mức độ rủi ro thiên tai thông thường bao gồm: Cường độ nguy hiểm của thiên tai, mức độ nguy hiểm của thiên tai, phạm vi ảnh hưởng, khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường;
-
Thủ tướng Chính phủ là chủ thể có thẩm quyền quy định chi tiết về cấp độ rủi ro của thiên tai.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, có quy định về vấn đề xác định cấp độ rủi ro thiên tai. Theo đó:
-
Rủi ro thiên tai không thường được phát cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai trên thực tế;
-
Cấp độ rủi ro của thiên tai không thuộc được xác định cho từng loại thiên tai khác nhau và công bố cùng một nội dung bản tin dự báo, cảnh báo liên quan đến thiên tai;
-
Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai thông thường được phân tối đa thành 05 cấp độ và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai. Cụ thể như: Cấp 01 màu xanh dương nhạt được xác định là rủi ro thấp, cấp 02 màu vàng nhạt được xác định là rủi ro trung bình, cấp 03 màu da cam được xác định là rủi ro lớn, cấp 04 màu đỏ được xác định là rủi ro rất lớn, cấp 05 màu tím được xác định là rủi ro ở mức thảm họa (căn cứ theo quy định tại phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
-
Cấp độ rủi ro của hai thiên tai hoặc nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc có thể xảy ra liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 01 cấp độ rủi ro thiên tai dựa trên tác động của thiên tai đó, trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng liên quan đến người hoặc liên quan đến tài sản, cấp độ rủi ro của thiên tai có thể được xác định và xem xét tăng lên 02 cấp tuy nhiên cao nhất là thiên tai ở cấp 05.
Đồng thời, đối với những cơn bão và áp thấp nhiệt đới, theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, đã phân chia cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể như sau:
Cấp áp thấp nhiệt đới, bão | Cấp độ rủi ro | ||||
≥ 16 (siêu bão) | 4 | 5 | 5 | 5 | 5 |
14 – 15 (bão rất mạnh) | 4 | 4 | 5 | 5 | 5 |
12 – 13 (bão rất mạnh) | 3 | 4 | 4 | 5 | 4 |
10 – 11 (bão mạnh | 3 | 3 | 3 | 4 | 3 |
6 -9 (áp thấp nhiệt đới và bão) | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
Khu vực ảnh hưởng | Biển đông | Vùng biển ven bờ, đất liền Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ | Đất liền Nam Trung Bộ | Đất liền Nam Bộ | Tây Bác, |
Như vậy, tổng hợp các điều luật nêu trên thì cấp độ rủi ro thiên tai của bão và áp thấp nhiệt đới được xác định là 05 cấp độ như sau:
Thứ nhất, cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp.
Thứ hai, cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình.
Thứ ba, cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn.
Thứ tư, cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn.
Thứ năm, cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).
2. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở do thiên tai và bão gây ra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, có quy định về vấn đề hỗ trợ làm nhà ở và sửa chữa nhà ở do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Cụ thể như sau:
-
Những hộ dân được xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhà ở bị sập đổ, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, do hỏa hoạn hoặc xuất phát từ những lý do bất khả kháng khác gây ra tuy nhiên hộ gia đình đó không có nơi ở trên địa bàn thì sẽ được xem xét để hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu là 40.000.000 đồng/hộ dân;
-
Hộ dân bắt buộc phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do nguy cơ có thể xảy ra hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ lụt, hỏa hoạn hoặc vì lý do bất khả kháng khác sẽ được xem xét để hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức độ tối thiểu là 30.000.000 đồng/hộ dân;
-
Hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai gây ra, do hỏa hoạn hoặc xuất phát vì sự kiện bất khả kháng khác đến nay không thể tiếp tục sử dụng thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét để hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức độ tối thiểu là 20.000.000 đồng/hộ dân;
-
Quy trình và thủ tục xem xét hỗ trợ nhà ở, sửa chữa nhà ở sẽ được thực hiện theo nội dung như sau: Hộ gia đình có tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo mẫu do pháp luật quy định (hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP gửi về cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; quy trình và thủ tục xem xét hỗ trợ về nhà ở sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
3. Siêu bão có được xem là cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất không?
Căn cứ theo Điều 42 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định cụ thể về cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão. Cụ thể như sau:
(1) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
– Dự báo áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, bão cấp 9 hoạt động trên địa phận của Biển Đông (trong đó bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); hoạt động trên phạm vi của vùng biển ven bờ; hoạt đồng trên phạm vi của đất liền khu vực Tây Bắc,
– Dự báo bão mạnh cấp 10, bão mạng cấp 11 hoạt động trên phạm vi của Biển Đông (trong đó bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); hoạt động trên phạm vi của vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;
– Dự báo bão rất mạnh cấp 12, bão rất mạnh cấp 13 hoạt động trên Biển Đông (trong đó bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).
(2) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
– Dự báo bão mạnh cấp 10, bão mạng cấp 11 hoạt động trên khu vực đất liền khu vực Nam Bộ;
– Dự báo bão rất mạnh cấp 12, bão rất mạnh cấp 13 hoạt động trên phạm vi thuộc vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;
– Dự báo bão rất mạnh từ cấp 14, bão rất mạnh cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ; hoạt động trên phạm vi đất liền khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ;
– Dự báo bão từ cấp 14 trở lên hoạt động trên phạm vi thuộc địa phận của Biển Đông (trong đó bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).
(3) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:
– Dự báo bão rất mạnh cấp 12, dự báo bão rất mạnh cấp 13 hoạt động trên phạm vi đất liền khu vực Nam Bộ;
– Dự báo bão rất mạnh cấp 14, dự báo bão rất mạnh cấp 15 hoạt động trên phạm vi đất liền các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;
– Dự báo siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên phạm vi của vùng biển ven bờ; hoạt động trên phạm vi đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Như vậy có thể nói, đối với dự báo siêu bão có sức gió giặt cửa cấp 16 trở lên thì sẽ được xem xét để xếp vào loại rủi ro thiên tai cấp độ 05 – cấp cao nhất trong tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai tại Việt Nam hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: