Việc tiết lộ thông tin liên quan đến tên tuổi, hình ảnh và địa chỉ ... của người cho tinh trùng hoặc người nhận tinh trùng là hành vi nghiêm cấm vì xâm phạm đến quyền bí mật đời tư cá nhân.
Mục lục bài viết
1. Quy định cấm tiết lộ thông tin người cho và nhận tinh trùng:
Theo quy định tại Điều 3 của
Cặp vợ chồng vô sinh và những người phụ nữ độc thân theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phù hợp với sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, có chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động mang thai hộ và thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm, cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi đắp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ hoặc trẻ sinh ra thông qua hoạt động nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bảo đảm an toàn về bí mật cá nhân và bí mật gia đình, những chủ thể này cũng sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ;
– Việc thụ tinh trong ống nghiệm, hoạt động cho và nhận tinh trùng, hoạt động cho và nhận phôi, hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện phù hợp với quy định của pháp luật và không bị ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào;
– Việc cho và nhận tinh trùng, hoạt động cho và nhận phôi được thực hiện dựa trên nguyên tắc vô danh giữa người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng, tinh trùng của người cho tinh trùng sẽ phải được thực hiện thủ tục mã hóa để đảm bảo bí mật của người cho tinh trùng nhưng vẫn phải ghi nhận rõ đặc điểm của người cho tinh trùng, đặc biệt là yếu tố chủng tộc;
– Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định của pháp luật sẽ phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật và phù hợp với quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế ban hành.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, việc cho và nhận tinh trùng trong ống nghiệm sẽ phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc vô danh giữa người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng. Pháp luật nghiêm cấm hành vi tiết lộ thông tin của người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng. Hành vi tiết lộ thông tin của người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng bị coi là hành vi trái quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt hành vi tiết lộ thông tin người cho và nhận tinh trùng:
Theo khoản 3 Điều 42 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi tại Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Cung cấp tên tuổi, cung cấp địa chỉ hoặc hình ảnh của người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng;
– Sử dụng tinh trùng hoặc noãn của một người cho để dùng cho hai người trở lên trái quy định của pháp luật, loại trừ trường hợp không sinh con thành công;
– Không hủy hoặc hiến tặng cho các cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học đối với tinh trùng chưa sử dụng hết trong trường hợp đã có gia đình sinh con thành công thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm;
– Mã hóa tinh trùng của người cho tinh trùng nhưng không ghi rõ đặc điểm của người cho tinh trùng đặc biệt là yếu tố chủng tộc;
– Lưu giữ tinh trùng và phôi tại các cơ sở khám chữa bệnh tuy nhiên cơ sở khám chữa bệnh này lại không được phép tiến hành thủ tục thực hiện hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm;
– Không thực hiện nguyên tắc vô danh giữa người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng, không sử dụng biện pháp mã hóa đối với các thông tin về người gửi tinh trùng, gửi phôi hiến tặng tại các cơ sở lưu giữ tinh trùng để cho người khác, trừ những trường hợp hiến tặng phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học;
– Tiếp nhận gửi tinh trùng hoặc gửi phôi ngoài các trường hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, hành vi tiết lộ thông tin của người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo phân tích nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi tiết lộ thông tin người cho và nhận tinh trùng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi tại Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế), có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động cho/nhận tinh trùng. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lĩnh vực dân số, và tiền đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về ý tế dự phòng và phòng chống HIV, bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh, dược phẩm mỹ phẩm và các trang thiết bị y tế, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính khi giá trị của các tang vật đó không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực theo như phân tích nêu trên và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số, phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực y tế dự phòng và phòng chống HIV, phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, và tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh và dược phẩm mỹ phẩm, tức quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tiếp thu vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền đối với từng lĩnh vực theo như phân tích nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực dân sự, và tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính và y tế dự phòng và phòng chống HIV, phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về khám chữa bệnh và dược phẩm mỹ phẩm, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, người có hành vi tiết lộ thông tin người cho và nhận tinh trùng theo như phân tích nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng, vì vậy thẩm quyền xử phạt đối với người có hành tiết lộ thông tin người cho/nhận tinh trùng trái quy định của pháp luật sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
– Thông tư 57/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của