Bạo lực gia đình và hiện tượng diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí nhiều người mặc nhiên coi hành vi bạo lực gia đình là điều bình thường trong đời sống. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình?
Mục lục bài viết
1. Quy định cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình:
Biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình có thể được thực hiện theo quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/phường hoặc theo quyết định của Toà án. Cụ thể:
1.1. Quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 có quy định về biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Cụ thể:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hiện tượng bạo lực gia đình có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không vượt quá 03 ngày trong những trường hợp đặc biệt như sau:
+ Khi có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, đề nghị của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của nạn nhân bị bạo lực gia đình, đề nghị của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe/tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình. Trong trường hợp các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì bắt buộc phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc được sự đồng ý của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đó;
+ Hành vi bạo lực gia đình có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
(2) Trong khoảng thời gian 12 giờ được tính bắt đầu kể từ khi nhận được đề nghị của người bị bạo lực gia đình, đề nghị của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, đề nghị của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ/đe dọa đến tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình, thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc. Trong trường hợp không ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng cho người đề nghị. Quyết định cấm tiếp xúc của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng Công an cấp xã, trưởng thôn xảy ra hiện tượng bạo lực gia đình, tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc sẽ có thẩm quyền hủy bỏ quyết định đó. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc cần phải được thực hiện trong những trường hợp như sau:
+ Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc;
+ Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
+ Khi nhận thấy biện pháp cấm tiếp xúc không còn cần thiết.
(4) Khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình, người giám hộ của người bị bạo lực gia đình hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình sẽ có quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc. Trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để hướng tới mục tiêu ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình có thể xảy ra.
(5) Trong trường hợp gia đình có việc cưới, gia đình có tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình, thì người có hành vi bạo lực gia đình bắt buộc phải thông báo cho người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và phải làm văn bản cam kết không để xảy ra hiện tượng bạo lực gia đình.
1.2. Quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 có quy định về biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án. Theo đó:
(1) Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc đang giải quyết vụ án dân sự giữa người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình hoàn toàn có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong khoảng thời gian không vượt quá 04 tháng khi có đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc hành vi đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa gây tổn hại đến tính mạng của người bị bạo lực gia đình;
+ Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình phải có đơn yêu cầu của người giám hộ người bị bạo lực gia đình, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, cơ quan và cá nhân có thẩm quyền. Trong trường hợp cơ quan và cá nhân có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu thì bắt buộc phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc có sự đồng ý của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đó.
(2) Tòa án nhân dân đang thụ lý vụ án dân sự hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình có thẩm quyền tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc trong khoảng thời gian không vượt quá 04 tháng khi cần phải bảo vệ tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
(3) Quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành, quyết định cấm tiếp xúc đó sẽ được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng công an cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Đồng thời, Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc sẽ có quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi nhận được đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc đơn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, đơn của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền. Tòa án đã ra quyết định cấm tiếp xúc sẽ có quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nhận thấy biện pháp cấm tiếp xúc này không còn phù hợp.
(4) Trong trường hợp gia đình có việc cưới, gia đình có tang lễ hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần phải tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình cần phải ngay lập tức thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc, đồng thời viết cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình đó. Thẩm quyền và thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Cấm tiếp xúc có phải là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 có quy định về biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình. Theo đó, biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình bao gồm các biện pháp như:
-
Cấm tiếp xúc;
-
Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
-
Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến công an nơi đã xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
-
Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ và nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình;
-
Chăm sóc và điều trị cho nạn nhân bị bạo lực gia đình;
-
Hỗ trợ về tâm lý, hỗ trợ về pháp lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
-
Giáo dục và hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
-
Phê bình, góp ý người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
-
Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
-
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn chặn và bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, cấm tiếp xúc cũng là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
THAM KHẢO THÊM: