Quy định về hình thức quảng cáo thương mại? Quy định về phương tiện quảng cáo thương mại? Quảng cáo thương mại bị cấm?
Hoạt động quảng cáo đang rất phát triển và là một trong những biện pháp được sử dụng rộng rãi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Thông qua quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp giới thiệu, khuếch trương về hàng hóa, dịch vụ của mình một cách nhanh chóng tới những người có nhu cầu đối với sản phẩm. Đối với người tiêu dùng, hoạt động quảng cáo sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản về tình hình thị trường, về hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn các sản phẩm trên thị trường. Với những vai trò to lớn đó thì hoạt động quảng cáo thực sự có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và của các doanh nghiệp.
Quảng cáo thương mại được hiểu là hoạt động xúc tiến thương mại của các thương nhân. Thông qua đó các thương nhân sẽ giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùa mình. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về quảng cáo thương mại. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định các phương tiện, hình thức quảng cáo thương mại.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về hình thức quảng cáo thương mại:
Hoạt động quảng cáo dưới góc độ ngôn ngữ học có nghĩa là
Hình thức quảng cáo hiện nay theo quy định pháp luật sẽ được thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, mầu sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác có khả năng truyền đạt nội dung thông tin quảng cáo tới công chúng. Hình thức quảng cáo thương mại cần phải rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mĩ. Tiếng nói, chữ viết dùng trong quảng cáo thương mại phải là tiếng Việt, trừ những trường hợp cụ thể sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Từ ngữ đã được quốc tế hoá, thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt.
– Trường hợp thứ hai: Quảng cáo thông qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài, chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài. Đối với trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài thì phải viết theo thứ tự sau đây: tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài, trong đó, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài không được to hơn khổ chữ tiếng Việt.
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật quy định hình thức quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mỹ và tiếng nói, chữ viết dùng trong quảng cáo thương mại sẽ phải là tiếng Việt trừ hai trường hợp ngoại lệ được nêu trên. Việc quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quảng cáo của thương nhân trong thị trường Việt Nam.
Chúng ta đều biết, trong giai đoạn hiện nay thì quảng cáo thương mại là một công cụ hữu hiệu để xúc tiến thương mại. Đối với sản phẩm mới xuất hiện hoặc sắp tung ra thị trường thì quảng cáo thương mại sẽ giúp giới thiệu thông tin đến người tiêu dùng gây được chú ý của họ, tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm đã có mặt và quen thuộc thì duy trì sự tín nhiệm, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm, thúc đẩy việc bán sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, thu lợi nhuận, tăng doanh số bán hàng đối với các sản phẩm đó trên thị trường.
Đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh thương mại mạnh mẽ như hiện nay, vai trò của quảng cáo thương mại là vô cùng quan trọng. Quảng cáo thương mại là một hình thức xúc tiến thương mại và nó đóng vai trò là cầu nối giữa người bán hàng và người mua, người sản xuất với người tiêu dùng. Không những thế quảng cáo thương mại còn góp phần thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Vai trò đầu tiên mà quảng cáo thương mại mang lại đó là thông tin về hàng hóa, sản phẩm dịch vụ đồng thời mang tới cho họ sự lựa chọn và quyết định mua hay sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó. Chính bởi thì thế mà việc ban hành quy định về hình thức quảng cáo thương mại là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thông qua hình thức quảng cáo thương mại mà tùy từng lứa tuổi, sở thích, giới tính, nhu cầu khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy cho mình loại mặt hàng phù hợp nhất với bản thân.
2. Quy định về phương tiện quảng cáo thương mại:
Hiện nay thì phương tiện quảng cáo thương mại là một trong số những công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo thương mại theo quy định pháp luật sẽ bao gồm các loại sau đây:
– Thứ nhất: Các phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện quảng cáo thương mại: Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
Theo quy định hiện hành thì phương tiện thông tin đại chúng được hiểu là phương tiện được cơ quan báo chí sử dụng nhằm để cung cấp, truyền dẫn thông tin tới đông đảo công chúng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử và trang hay cổng thông tin điện tử.
– Thứ hai: Các phương tiện truyền tin là phương tiện quảng cáo thương mại: Băng, đĩa CD,VCD,…
– Thứ ba: Các loại xuất bản phẩm là phương tiện quảng cáo thương mại:
Xuất bản phẩm được hiểu là là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; Các loại lịch hay bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
– Thứ tư: Các loại bảng, biển, băng – rôn, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, màn hình chuyên quảng cáo, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác là phương tiện quảng cáo thương mại.
– Thứ năm: Các phương tiện quảng cáo thương mại khác Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao,… là phương tiện quảng cáo thương mại.
Ta nhận thấy, phương tiện quảng cáo thương mại được nêu bên trên rất đa dạng phong phú, thương nhân sẽ có thể chọn một trong các phương tiện quảng cáo trên hoặc kết hợp các phương tiện quảng cáo để tăng hiệu quả cho việc quảng cáo thương mại của mình. Khi các thương nhận sử dụng các phương tiện quảng cáo thì cần phải tuân thủ các quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin,… và tuân thủ đầy đủ các quy định về địa điểm quảng cáo, mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.
Từ quy định nêu trên, ta nhận thấy, phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như: Báo chí; Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác; Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác; Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; Phương tiện giao thông; Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao; Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý rằng, để nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo nói chung và hoạt động quảng cáo thương mại nói riêng cũng như đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của nhà nước, của công chúng, pháp luật quy định một số giới hạn về diện tích quảng cáo, thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo thì đòi hỏi chủ thể hoạt động quảng cáo phải thực hiện.
3. Quảng cáo thương mại bị cấm:
Khi các thương nhân tiến hành hoạt động quảng cáo, thương nhân cần lưu ý những hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định tại Điều 109
– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội bị pháp luật cấm thực hiện.
– Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.
– Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo bị pháp luật cấm thực hiện.
– Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo bị pháp luật cấm thực hiện.
– Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị pháp luật cấm thực hiện.
– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác bị pháp luật cấm thực hiện.
– Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ bị pháp luật cấm thực hiện.
– Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý bị pháp luật cấm thực hiện.
– Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật nước ta bị pháp luật cấm thực hiện.
Như vậy, để đảm bảo hoạt động quảng cáo thương mại diễn ra lành mạnh, công bằng thì pháp luật đã nghiêm cấm các hành vi được nêu cụ thể bên trên. Các chủ thể nếu có hành vi vi phạm thì căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi đó sẽ bị sử phạt theo đúng quy định pháp luật.