Quy định các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu? Hồ sơ thực hiện bảo hộ đối với nhãn hiệu? Thủ tục bảo hộ đối với nhãn hiệu?
Hiện nay các doanh nghiệp đang rất quan tâm tới việc bảo hộ đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp để tránh những tác động xấu từ hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, theo đó pháp luật cũng có những quy định cụ thể như quy định các điều kiện và thủ tục bảo hộ đối với nhãn hiệu. Vậy cụ thể quy định các điều kiện và thủ tục bảo hộ đối với nhãn hiệu được pháp luật quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu:
Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Ngoài ra tại khoản 17, 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về các loại nhãn hiệu như sau:
+ Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Ví dụ về nhãn hiệu tập thể: Hà Đông cho sản phẩm Lụa; Nem chua Thanh Hóa; …
+ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Ví dụ: Biểu tượng Woolmark là một nhãn hiệu (chứng nhận) đã đăng ký của công ty Woolmark. Woolmark là một biểu tượng đảm bảo chất lượng xác nhận rằng các sản phẩm mang biểu tượng đó, được làm từ 100% len mới và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt do công ty Woolmark quy định. Nhãn hiệu này được đăng ký tại hơn 140 nước và được cấp li-xăng cho các nhà sản xuất có đủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật tại 67 nước.
+ Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Ví dụ cho nhãn hiệu liên kết: Các dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX… Nhưng tên nhãn hiệu này được gọi là nhãn hiệu liên kết vì nó đáp ứng được ba điều kiện: Do cùng chủ thể là Hãng Hoanda đăng ký, các sản phẩm này đều có tính năng cơ bản tương tự nhau và cùng nằm trong chuỗi sản phẩm về xe Wave.
+ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ: SONY, TOYOTA, MICROSOFT,….
Về điều kiện chung để được bảo hộ nhãn hiệu:
Tại Điều 72
Vậy, có thể rằng theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì không bảo hộ các nhãn hiệu dưới dạng âm thanh hoặc mùi hương do không nhìn thấy được, ngay cả khi âm thanh, mùi hương đó có khả năng phân biệt cao.
Đối với nhãn hiệu thông thường:
Đối với nhãn hiệu thông thường phải thực hiện thủ tục đăng ký để được bảo hộ. Nhãn hiệu thông thường phải nhìn thấy được, phải có khả năng phân biệt.
Căn cứ vào Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2019 thì đối với nhãn hiệu có các dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ:
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
+ Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng:
Nhãn hiệu nổi tiếng không phải đăng ký bảo hộ, chỉ cần đã được sử dụng và nhận biết rộng rãi. Tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
+ Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
+ Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
2. Hồ sơ thực hiện bảo hộ đối với nhãn hiệu:
Mẫu nhãn hiệu :
+ Người đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị 10 mẫu nhãn hiệu thể hiện nhiều dạng của nhãn hiệu như: mẫu trắng đen, mẫu có màu, mẫu chỉ ở dạng chữ, mẫu chỉ có hình, mẫu kết hợp cả 2…
+ Mẫu nhãn hiệu in theo quy cách kích thước không được dài hơn 8cm và không nhỏ hơn 2cm.
Tờ khai
Tờ khai là tài liệu không thể thiếu trong bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. nội dung của tờ khai bao gồm:
– Thông tin chủ đơn và đại diện của chủ đơn
– Thống kê các chi phí nộp đơn
– Thống kê các tài liệu có trong đơn
– Danh mục phân nhóm các hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu
– Tài liệu khác, nếu có.
Một số tài liệu khác
Các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể phải có như sau:
– Giấy ủy quyền cần khi người đăng ký nhãn hiệu nhờ một đơn vị thứ 3 làm thủ tục đăng ký
– Tài liệu ưu tiên khi muôn nhận quyền ưu tiên xét duyệt hồ sơ.
– Tài liệu xác nhận được sử dụng các dấu hiệu đặc biệt
– Tài liệu xác nhận quyền được đăng ký nhãn hiệu
– Tài liệu xác nhận quyền thụ hưởng đăng ký từ người khác
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận
– Chứng từ nộp lệ phí.
3. Thủ tục đăng kí bảo hộ đối với nhãn hiệu:
Bước 1: Tra cứu đánh giá thương hiệu cần đăng ký
Doanh nghiệp có thể gửi mẫu thương hiệu, logo cần đăng ký để được tra cứu miễn phí và nhận tư vấn trực tiếp của các luật sư. Để biết thương hiệu của doanh nghiệp có bị trùng và còn đăng ký bảo hộ thương hiệu được không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Sau khi tra cứu và kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo thông tin bên trên.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký bao hộ thương hiệu: Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất
Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký: Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ có các giai đoạn thẩm định khác nhau nên chủ đơn hoặc tổ chức đại diện cần chủ động theo dõi cho đến khi có được thông báo cuối cùng
Bước 5: Nhận quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
Bước 6: Nộp phí cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền, logo.
Kết luận: dựa theo quy định pháp luật đưa ra chúng ta có thế thấy để tránh những tác động của hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trên thực tế có thể gặp phải. Cụ thể như là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để doanh nghiệp đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Vì thế nên chúng tôi đã đưa ra những quy định về trình tự thủ tục đăng kí nhãn hiệu do pháp luật quy định để bạn đọc có thể tham khảo.