Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện? Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc? Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy?
Hiện nay, tình trạng sử dụng ma túy ngày càng gia tăng, phổ biến kéo theo đó tình trạng người nghiện ma túy ngày càng tăng cao. Ma túy là chất kích thích nguy hiểm, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội và bản thân người nghiện nói riêng ma túy và gia đình người nghiện ma túy. Pháp luật quy định chặt chẽ việc phòng chống, ngăn ngừa về ma túy, trong đó nổi bật chín là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Vậy, Quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Phòng, chống ma túy 2021;
– Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020;
– Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Thông tư 05/2018/TT-BCA về quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 96
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện hoặc trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn nghiện ma túy.
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lệ bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
Cũng theo quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, những trường hợp sẽ không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc này là:
– Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
– Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở chữa bệnh, cơ sở khám bệnh từ tuyến huyện trở lên;
– Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đã được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
2. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc:
Công an cấp xã khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì Công an xã nơi người có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng trái phép ma túy và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Đối với các hành vi sử dụng trái phép ma túy mà các các nhân phát hiện thì cá nhân đó báo cho công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản, thu thập tài liệu, xác minh, lập hồ sơ. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP các trường hợp đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc như sau:
2. 1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú:
Người vi phạm cư trú tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm và đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì phải tiến hành lập hồ sơ, cụ thể bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
(1) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(2) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(3)
(4) Bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
2.2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
(1) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(2) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(3) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ;
(4) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(5) Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.
Lưu ý: Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản.
2.3. Đối với trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người nghiện ma túy:
Trong thời hạn 15 ngày, nếu xác định được nơi cư trú ổn định của người đó rồi thì hồ sơ đề nghị được tiến hành như hai trường hợp trên; nếu không thì hồ sơ cần có:
(1) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(2) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(3) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ;
(4) Bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan công an cấp tỉnh hoặc cơ quan công an cấp huyện phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện có dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Đối với người vi phạm là người từ 18 tuổi trở lên, bị nghiện, có nơi cư trú ổn định mà đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện mà vẫn còn nghiện thì lập hồ sơ đề nghị bao gồm các hồ sơ đã nêu tại mục 2.1 và mục 2.2 nêu trên, sau đó tiến hành gửi cho Phòng Tư pháp cấp huyện nơi người đó cư trú.
– Đối với người vi phạm bị nghiện, người từ đủ 18 tuổi trở lên, chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện nhưng không có nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị theo quy định như nội dung tại mục 2.3. nêu trên và tiến hành gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở.
3. Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 221/2013/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
– Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại:
+ Tại các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y;
+ Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an;
+ Tại các phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Tại các phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ Tại các phòng khám đa khoa khu vực;
+ Tại các bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.
– Trách nhiệm của người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy là phải chịu trách nhiệm về việc xác định của mình trước pháp luật.