Khái quát về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu? Quy định của pháp luật về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một trong hai trường hợp lớn về ấn định thuế được ghi nhận trong Luật Quản lý thuế năm 2019. Xuất phát từ đối tượng đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, do vậy, ấn định thuế trong trường hợp này được quy định tại điều riêng tuy nhiên về bản chất thì vẫn là ấn định thuế đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
Cơ sở pháp lý:
Luật Quản lý thuế năm 2019.
Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:
Khái niệm về ấn định thuế được Luật Dương Gia thống nhất đưa ra rằng: Ấn định thuế là việc cơ quan quản lý thuế dựa trên các nguyên tắc, căn cứ để xác định số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp trong các trường hợp luật định.
Giải thích về hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu, Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có quy định như sau:
– Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.
– Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.
Đây là cách giải thích đơn giản nhất về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện thủ tục hải quan sẽ có những vấn đề phức tạp hơn liên quan đến bản chất của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giải thích tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, theo đó: “Ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế và khoản 4 Điều này là việc cơ quan hải quan xác định các yếu tố của căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế nhằm xác định số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp.” Như vậy, ngay trong định nghĩa về ấn định tuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thấy được sự khác biệt giữa nó với ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế (Điều 50) đó là chủ thể ấn định thuế (cơ quan hải quan).
2. Quy định của pháp luật về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:
Quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được ghi nhận rất cụ thể tại Điều 52 Luật Quản lý thuế và Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Nội dung các quy định phản ánh các khía cạnh sau:
– Thứ nhất, các trường hợp ấn định thuế (Khoản 1, Điều 52):
Có 8 trường hợp chính mà cơ quan hải quan sẽ tiến hành ấn định thuế, cụ thể:
– Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
– Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;
– Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
– Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
– Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
– Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
– Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
– Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.
Như vậy, dựa trên các trường hợp này, chúng ta hoàn toàn nhận ra đó là các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế mà mục đích sâu xa của nó thường là để trốn thuế. Chỉ có duy nhất trường hợp người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp không phải do vi phạm, trường hợp này có thể do nhiều nguyên nhân, chủ quan hoặc khách quan, có thể do tính phức tạp trong việc xác định nhiều loại thuế có thể được áp dụng với họ hay nói đúng hơn là nhiều loại thuế mà họ phải đóng.
– Thứ hai, căn cứ ấn định thuế (Khoản 2, Điều 52; Khoản 3, Điều 17):
Căn cứ ấn định thuế là những công cụ được sử dụng để làm “chỗ dựa” mà từ đó cơ quan hải quan có thể xác định chính xác số thuế mà người nộp thuế phải nộp. Các căn cứ được sử dụng bao gồm: hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (ví dụ: Tên hàng, mã số, số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá,..); căn cứ tính thuế (cần chú ý thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp), phương pháp tính thuế (tùy theo từng loại thuế cụ thể để xác định đúng phương pháp và áp dụng hợp lý); cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại (cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế là toàn bộ thông tin của người nộp thuế dựa trên mã số thuế được cơ quan thuế quản lý theo một hình thức nhất định mà thường là dưới dạng điện tử; còn cơ sở dữ liệu thương mại là hệ thống thông tin tài chính và dữ liệu của doanh nghiệp được tổ chức, sắp xếp và cập nhật do các tổ chức kinh doanh cung cấp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.); hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thứ ba, thời điểm thực hiện ấn định thuế (Khoản 2, Điều 17):
Điểm đặc biệt của hoạt động về thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thường gắn liền với thủ tục hải quan, do đó, ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã được thông quan hoặc giải phóng hàng. Hoạt động ấn định thuế ở giai đoạn này cũng ảnh hưởng đến thời điểm nộp thuế của người nộp thuế.
– Thứ tư, thẩm quyền liên quan đến ấn định thuế (Khoản 7 Điều 17):
Như đã nói rất nhiều ở trước đó, ấn định thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu là trách nhiệm của cơ quan hải quan, cụ thể là: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định ấn định thuế, sửa đổi, bổ sung quyết định ấn định thuế, hủy quyết định ấn định thuế. Các cá nhân được liệt kê trên đây đều là người đứng đầu cơ quan hải quan, được pháp luật trao quyền và các trách nhiệm thực hiện hiểu quả, đúng đắn quyền đó.
– Thứ năm, trình tự ấn định thuế (Khoản 5 Điều 17):
Ấn đinh thuế được thực hiện qua 8 bước cơ bản:
Bước 1: Xác định hàng hóa thuộc đối tượng ấn định thuế (đã nêu ở khía cạnh thứ nhất). Đây là bước quan trọng để xác định có cần thiết phải ấn định thuế hay không và người nộp thuế có thể dựa vào đó để chứng minh cơ quan hải quan ấn định thuế có đúng pháp luật hay không.
Bước 2: Tính toán số tiền thuế ấn định. Đây là bước quan trọng nhất để xác định chính xác số thuế mà người nộp thuế phải thực hiện. Việc tính toán sẽ dựa trên các căn cứ và có công thức nhất định, điều tất yếu là phải đảm bảo được các số liệu căn cứ là chính xác.
Bước 3: Xác định số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai. Bước này chỉ áp đụng trong trường hợp là người khai thuế có khai nhưng có dấu hiệu vi phạm, việc xác định số tiền chệnh lệch cũng là bước để xem xét lại kết quả ấn định thuế.
Bước 4: Xác định thời hạn nộp thuế. Thời hạn nộp thuế rất quan trọng, chứng minh tính tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và việc chậm nộp thuế sẽ dẫn đến việc người nộp thuế phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.
Bước 5: Lập biên bản để làm cơ sở ấn định thuế, trừ các trường hợp nhất định không lập biên bản. Biên bản là sự ghi nhận rõ ràng nhất, xác đáng nhất về hoạt động ấn định thuế, là tài liệu chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của hoạt động ấn định thuế.
Bước 6:
Bước 7: Ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126, gửi cho người khai thuế. Quyết định ấn định thuế phải ghi rõ lý do, căn cứ pháp lý, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế, thời hạn tính tiền chậm nộp. Quyết định ấn định thuế là văn bản pháp lý có giá trị áp dụng cá biệt đối với người nộp thuế, khi nhận được quyết định, người nộp thuế có quyền khiếu nại để bảo vệ lợi ích của mình.