Quỹ đại chúng theo quy định của Luật chứng khoán và các văn bản liên quan được hiểu là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Vậy quỹ đại chúng được thành lập và hoạt động của quỹ đại chúng được pháp luật nước quy định như thế nào.
Mục lục bài viết
1. Quỹ đại chúng là gì?
Khoản 38 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng
Về việc thành lập quỹ đại chúng được quy định tại Điều 108 Luật chứng khoán, việc huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng được quy định như sau:
– Chủ thể thực hiện việc huy động vốn của quỹ đại chúng: Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có trách nhiệm huy động vốn của quỹ đại chúng.
Thời hạn huy động vốn của quỹ đại chúng: thực hiện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực.
2. Điều kiện thành lập Quỹ đại chúng:
– Theo quy định tại Điều luật này thì Quỹ đại chúng được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Quỹ đại chứng chỉ đủ điều kiện để mở khi có ít nhất 100 nhà đầu tư, đây là số nhà đầu tư tối thiểu cần đáp ứng, số nhà đầu tư này không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ, trừ quỹ hoán đổi danh mục;
+ Về tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán cần đạt ít nhất là 50 tỷ đồng, giá trị này là giá trị tối thiểu cần bán được theo quy định của pháp luật.
– Nhằm mục đích kiểm soát vốn góp của các nhà đầu tư quỹ thì toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng giám sát và không được sử dụng cho đến khi hoàn tất đợt huy động vốn. Điều này nhằm bảo toàn nguồn vốn của quỹ đại chúng đến lúc hoàn tất đợt huy động vốn.
Trách nhiệm của Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có trách nhiệm phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả huy động vốn có xác nhận của ngân hàng giám sát trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn, kết quả này phải chính xác nhằm đảm bảo khoản vốn huy động được nắm bắt cụ thể và chính xác, nắm bắt được tổng nguồn vốn huy động được theo quy định của pháp luật.
3. Thành lập và hoạt động của quỹ đại chúng:
Hoạt động chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng được quy định tại Điều 13 Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
– Thời điểm thực hiện việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng: việc chào bán chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
– Thời điểm công bố bản
Đồng thời công ty quản lý quỹ sẽ gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản thông báo chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nắm bắt được chứng chỉ quỹ được chào bán.
– Về nguyên tắc, nhằm bảo đảm an toàn cho nguồn vốn góp thì sau khi tiến hành góp vốn, toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng của quỹ mở tại ngân hàng giám sát. Đối với toàn bộ danh mục chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo các danh mục chứng khoán của các thành viên được bảo đảm nguyên vẹn. Số vốn góp và danh mục chứng khoán này chỉ được giải tỏa sau khi Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực.
Đối với khoản vốn được phong tỏa ở ngân hàng, Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất không kỳ hạn đang áp dụng cho thời gian phong tỏa vốn, khoản tiền lãi này sẽ thuộc về quỹ.
Phân phối chứng chỉ quỹ được quy định tại Điều 14 Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
– Chủ thể phân phối chứng chỉ quỹ: Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức bảo lãnh phát hành.
– Về nguyên tắc phân phối chứng chỉ quỹ như sau: Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối chứng chỉ quỹ một cách công bằng, công khai, bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư.
Theo đó thì thời hạn đăng ký mua chứng chỉ cho nhà đầu tư phải được ghi trong bản thông báo chào bán, tối thiểu là 20 ngày.
Trường hợp số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký mua vượt quá số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán thì xử lý như sau: Công ty quản lý quỹ phải phân phối hết số chứng chỉ quỹ được phép chào bán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư để đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư đăng ký mua theo quy định về nguyên tắc phân phối quỹ.
– Thời hạn hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ: Trách nhiệm hoàn thành thuộc về công ty quản lý quỹ, cụ thể thì công ty phải hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp không thể hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn này, công ty quản lý quỹ được gia hạn thời gian phân phối chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Chứng khoán.
– Tổ chức phát hành phải hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực.
– Về gia hạn phân phối chứng khoán như sau: trong trường hợp tổ chức phát hành không thể hoàn thành việc phân phối chứng khoán ra công chúng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối chứng khoán nhưng tối đa không quá 30 ngày.
Trường hợp công ty quản lý quỹ đăng ký chào bán chứng khoán cho nhiều đợt thì khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trước không quá 12 tháng, đây là thời gian tối thiểu giữa các đợt chào bán nhằm đảm bảo quá trình mua bán chứng khoán.
– Sau khi kết thúc thời hạn chào bán thì công ty quản lý quỹ công bố thông tin, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để ủy ban nắm bắt được kết quả. Thời hạn được tính này được tính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn chào bán.
4. Các trường hợp hoàn trả cho nhà đầu tư các khoản tiền đã góp:
Về trách nhiệm đối với việc huy động vốn thành lập quỹ đại chúng, Công ty quản lý quỹ đồng thời chịu mọi phí tổn, nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc huy động vốn và hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã góp, bao gồm cả lãi suất (nếu có), khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây:
+ Sau khi tiến hành huy động vốn và tiến hành chào bán chứng khoán, tuy nhiên không đáp ứng các điều kiện quy định về huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng.
+ Việc phân phối chứng chỉ quỹ không hoàn tất trong thời hạn dự kiến dẫn đến việc không thành lập được quỹ chứng khoán.
– Sau khi kết thúc đợt chào bán: công ty quản lý quỹ sẽ phải hoàn tất việc trả tiền cho nhà đầu tư trong thời hạn đã quy định, cụ thể là 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn chào bán chứng khoán, đồng thời công ty quản lý quỹ sẽ phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc huy động vốn nếu có.
– Trường hợp công ty quản lý quỹ phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng để tăng vốn, trình tự, thủ tục thông báo phát hành, phân phối quyền mua thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán và các quy định liên quan và các quy định khác có liên quan của pháp luật về chứng khoán áp dụng cho tổ chức niêm yết và của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy việc hoạt động của quỹ đại chúng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các điều kiện thành lập quỹ.
Cơ sở pháp lý:
– Luật chứng khoán 2019.
– Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành