Kỳ thi THPT một trong những năm trở lại đây trở nên quan trọng bởi nó kết hợp với xét tuyển vào đại học, đánh dấu bước đi mới trong cuộc đời của mỗi học sinh. Vì vậy cần hiểu rõ được quy chế xử lý các vi phạm trong kỳ thi THPT quốc gia mới nhất để các sĩ tử chủ động trong quá trình thi của mình.
Để đảm bảm cho kỳ thi THPT diễn ra một cách thuận lợi, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ( gọi tắt là Quy chế thi). Cụ thể quy định tại Điều 54 của Thông tư này về việc xử lý vi phạm Quy chế thi để đảm bảo tính công bằng và khách quan trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi. Mọi vi phạm Quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Vi phạm quy chế thi là gì?
- 2 2. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi bằng hình thức khiển trách:
- 3 3. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức cảnh cáo:
- 4 4. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức đình chỉ thi:
- 5 5. Xử lý thi sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức trừ điểm bài thi:
- 6 6. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức hủy bỏ bài thi:
- 7 7. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền:
- 8 8. Điểm mới Quy chế tuyển sinh 2023:
1. Vi phạm quy chế thi là gì?
Vi phạm Quy chế thi là hành vi không tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Quy chế thi trong quá trình tổ chức kỳ thi. Quy chế thi là một tài liệu quy định các nguyên tắc và quy trình cần phải tuân thủ trong quá trình tổ chức và thực hiện các kỳ thi, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và chất lượng của kỳ thi đó.
Các hành vi vi phạm Quy chế thi có thể bao gồm:
– Mang theo tài liệu, thiết bị cấm sử dụng trong kỳ thi.
– Gian lận trong quá trình làm bài thi, bao gồm sao chép, nháp bài, sử dụng phương tiện giao tiếp với người khác hoặc truy cập internet để tìm kiếm đáp án.
– Không tuân thủ quy định về thời gian, cách thức và điều kiện làm bài thi.
– Gây ồn ào, quấy rối hoặc gây phiền hà cho những người khác trong phòng thi.
Vi phạm Quy chế thi là một hành vi nghiêm trọng và có thể dẫn đến hậu quả nặng nề như bị loại khỏi kỳ thi, mất quyền thi và bị cấm thi trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, vi phạm Quy chế thi còn có thể gây ra thiệt hại đến danh dự và uy tín của cá nhân hoặc tổ chức tổ chức kỳ thi.
2. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi bằng hình thức khiển trách:
Tại khoản 1 Điều 54 Quy chế thi quy định các trường hợp thí sinh vi phạm áp dụng hình thức khiển trách bao gồm:
– Nhìn bài;
– Trao đổi bài với thí sinh khác;
( Áp dụng với thí sinh phạm lỗi một lần)
– Hình thức xử lý này là do cán bộ coi thi quyết định lập biên bản xử lý.
3. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức cảnh cáo:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 54, Quy chế thi quy định trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo như sau:
– Tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách;
– Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp;
– Chép bài của thí sinh khác hoặc để thi thi sinh khác chép bài của mình;
Phương thức xử lý kỷ luật là cán bộ coi thi lập biên bản kèm tang vật (nếu có).
4. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức đình chỉ thi:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 54, Quy chế thi (được sửa đổi bởi khoản 17, Điều 1, Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) quy định trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi áp dụng hình thức kỷ luật đình chỉ thi như sau:
– Tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;
– Mang vật dụng trái phép vào phòng thi/phòng chờ hoặc di chuyển giữa phòng thi/phòng chờ;
– Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi;
– Viết, vẽ vào giấy làm bài thi của mình về nội dung không liên quan bài thi;
– Gây gỗ, đe dọa thí sinh, những người có trách nhiệm trong kỳ thi;
– Không tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vực thi/phòng chờ;
Phương thức xử lý kỷ luật là cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng điểm:
Nếu Trưởng điểm không thống nhất thì báo cáo Trưởng ban coi thi quyết định.
Nếu Trưởng điểm thống nhất tiến hành đình chỉ thi thì thí sinh nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi sau khi có quyết định và rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian thi.
Đồng thời, thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó.
5. Xử lý thi sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức trừ điểm bài thi:
Áp dụng khoản 4, Điều 54, Quy chế thi quy định trường hợp thí sinh vi phạm Quy chế thi áp dụng hình thức trừ điểm bài thi như sau:
– Trừ 25% tổng điểm bài thi đối với trường hợp bị khiển trách;
– Trừ 50% tổng điểm bài thi đối với trường hợp bị cảnh cáo;
– Trừ 50% điểm toàn bài đối với bài thi đánh dấu bài bị phát hiện;
– Cho điểm 0 đối với:
+ Bài thi có chữ viết 02 người trở lên;
+ Bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định;
Thí sinh bị đình chỉ bài thi sẽ bị 0 điểm bài thi đó và không được tiếp tục dự thi các bài thi tiếp theo.
6. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức hủy bỏ bài thi:
Cụ thể tại khoản 5, Điều 54, Quy chế thi quy định trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi áp dụng hình thức hủy bỏ bài thi như sau:
– Có 02 bài thi trở lên bị điểm 0 do vi phạm quy định điểm d, khoản 4, Điều 54 Quy chế thi;
– Viết, vẽ vào tờ giấy thì những nội dung liên quan đến nội dung thi;
– Để người khác thi/làm bài thay;
– Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài;
– Dùng bài của người khác để nộp;
Phương thức xử lý kỷ luật là căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GD&ĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.
7. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi theo hình thức hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền:
Khoản 6, Điều 54, Quy chế thi quy định trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi áp dụng hình thức hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền như sau:
– Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích;
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp;
– Để người khác dự thi thay, làm bài thi thay;
– Gây rối, phá hoại kỳ thi;
– Hành hung người tham gia công tác tổ chức thi hoặc thí sinh;
– Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Ngoài ra, tùy vào mức độ vi phạm của các thí sinh gây ra những hậu quả khác nhau mà có thể chịu trách nhiệm nặng hơn đặc biệt là trách nhiệm hình sự
8. Điểm mới Quy chế tuyển sinh 2023:
Nhìn chung, Quy chế tuyển sinh 2023 vẫn giữa nguyên giống năm 2022, song có một số thay đổi như sau:
Thứ nhất, theo dự thảo, thí sinh sẽ không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với bài thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi. Trong trường hợp này, thí sinh phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi.
Còn nếu thí sinh ra khỏi phòng thi sớm ở môn tự luận thì dự kiến sẽ vẫn phải lưu lại ở phòng chờ của khu vực thi trong thời gian còn lại của buổi thi. Đây cũng là điểm mới so với trước. Bởi theo quy định cũ, thí sinh được rời phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài thi tự luận. Quy định này rất dễ xảy ra thí sinh đưa thông tin về đề thi ra ngoài rồi đưa lên mạng xã hội, gây hoang mang hay hiểu lầm về tính bảo mật và quản lý đề thi.
Thứ hai, Bãi bỏ quy định đã áp dụng liên tục nhiều năm qua là cho phép thí sinh mang các loại máy ghi âm, ghi hình có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem, không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị khác hỗ trợ. Việc sửa đổi quy định này là tích cực, nhằm ngăn ngừa những tiêu cực dễ xảy ra mà giám thị và người coi thi chưa thể biết và từ đó không thể quản lý được thí sinh trong quá trình làm bài thi
Thứ ba, Thí sinh được đăng ký dự thi trực tuyến, ngoài việc đăng ký trực tiếp tại trường nơi học lớp 12 như những năm trước. Đây là quy định rất phù hợp và tức thời là những hoạt động ứng dụng số hóa và chuyển đổi số trong quá trình đăng ký dự tuyển vào đại học, cao đẳng.
Thứ tư, Quy định tại mỗi khu vực thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi của Hội đồng thi (bao gồm in sao đề thi, coi thi, làm phách bài thi tự luận, chấm thi, phúc khảo) phải bố trí 1 điện thoại cố định đặt tại phòng làm việc chung hoặc phòng trực hoặc phòng được bố trí riêng bảo đảm an ninh, an toàn. Điều này giúp các địa phương đáp ứng được tính nghiêm túc của kỳ thi vừa đáp ứng để chống lại những mặt trái dễ xảy ra khi áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức thi.