Quy chế pháp lý về Doanh nghiệp nhà nước. Các quy chế liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.
Quy chế pháp lý về Doanh nghiệp nhà nước. Các quy chế liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.
Theo khoản 8 Điều 4
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2014.
II. Luật sư tư vấn:
1. Đặc điểm pháp lý
– Chủ đầu tư: Nhà nước
– Vốn: Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ
– Trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp.
– Hình thức: Doanh nghiệp nhà nước duy nhất tồn tại dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên
– Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKKD
– Huy động vốn: Doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể huy động vốn bằng các vay vốn, không có quyền phát hành cổ phần
2. Vốn
– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
– Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý
– Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì được tổ chức theo 1 trong hai mô hình sau:
+ Thứ nhất: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên (bắt buộc)
+ Thứ hai: Hội đồng thành viên (chủ tịch + thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên (bắt buộc)
– Chủ tịch công ty:
+ Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm. Chủ tịch công ty có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ
+ Chủ tịch công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty
– Hội đồng thành viên:
+ Là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của công ty
+ Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật
+ Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ
– Giám đốc, Tổng giám đốc:
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
+ Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty hoặc trong
– Ban kiểm soát:
+ Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu
+ Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám soát toàn bộ các hoạt động của công ty
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568
4. Cách thức hoạt động của hội đồng thành viên
– Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc quyền, nghĩa vụ của mình. Đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản theo quy định tại Điều lệ công ty.
– Hội đồng thành viên có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Cuộc họp lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng thành viên hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự.
– Cách thức thông qua Nghị quyết của hội đồng thành viên:
+ Họp: Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên tham dự biểu quyết tán thành; trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu tán thành của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua.
+ Lấy ý kiến bằng văn bản: Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số thành viên tán thành. Nghị quyết có thể được thông qua bằng cách sử dụng nhiều bản sao của cùng một văn bản nếu mỗi bản sao đó có ít nhất một chữ ký của thành viên Hội đồng thành viên.
– Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong nghị quyết đó, trừ các trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.