UBND xã là cơ quan Nhà nước, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương đó. Dưới đây là bài phân tích về quy chế làm việc mẫu của UBND cấp xã mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền của UBND cấp xã:
Theo quy định tại Điều 35 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung liên quan đến quản lý chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
+ Cơ quan Nhà nước này quyền ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã. Tức với các vấn đề nằm trong quyền hạn quản lý của Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân xã sẽ có quyền ban hành nghị quyết. Nghị quyết này mang tính áp dụng chung cho toàn thể người dân tại địa phương đó.
+ Ủy ban nhân dân xã có quyền đưa ra quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Với những kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của xã, Ủy ban nhân dân xã có quyền thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
+ Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. Tức nguồn ngân sách địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân xã quản lý, đưa ra quyết định và phương án thực hiện.
+ Với những nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, cơ quan Nhà nước này phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện.
2. Quy chế làm việc mẫu của UBND cấp xã mới nhất:
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ …… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… | ….., ngày….tháng….năm… |
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ …….
Khóa…., nhiệm kỳ ……..
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
Ủy ban nhân dân xã …….. ban hành Quy chế làm việc gồm những nội dung cụ thể như sau:
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc, các mối quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân xã.
2. Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân; công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã; Trưởng thôn, khu dân cư; các tổ chức và cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân dân xã chịu sự điều chỉnh của quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân xã
1. Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân, công chức. Mỗi việc chỉ giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
2. Chấp hành sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; Phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
3. Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã.
4. Cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã phải sâu sát xuống thôn, khu dân cư, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
Chương II: PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã
1. Ủy ban nhân dân xã thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại Điều 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã.
2. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã
a) Ủy ban nhân dân xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại khoản 1 điều này tại phiên họp của Ủy ban nhân dân;
b) Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch UBND, Văn phòng HĐND – UBND xã gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên UBND để lấy ý kiến. Nếu quá nửa tổng số thành viên UBND nhất trí thì Văn phòng HĐND – UBND tổng hợp, trình Chủ tịch UBND xã quyết định và báo cáo UBND xã tại phiên họp gần nhất.
Điều 4. Trách nhiệm giải quyết công việc của các thành viên Ủy ban nhân dân
1. Trách nhiệm chung
2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân – Trưởng công an xã
5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân – Chỉ huy trưởng quân sự xã
Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Công chức xã
1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc chung
2. Trách nhiệm cụ thể
Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của người hoạt động không chuyên trách, trưởng thôn, khu dân cư
1. Nhiệm vụ của Phó Trưởng Công an xã:
2. Nhiệm vụ của Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã:
3. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Quỹ tín dụng:
4. Nhiệm vụ của Chủ tịch hội Người cao tuổi:
5. Nhiệm vụ của Chủ tịch hội Chữ thập đỏ:
6. Nhiệm vụ của Chủ tịch hội cựu TNXP:
7. Nhiệm vụ của Trưởng thôn, khu dân cư:
Chương III QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
Điều 7. Quan hệ với Đảng uỷ – Hội đồng nhân dân – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã
1. Quan hệ với Đảng ủy
2. Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã
3. Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
Điều 8. Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân xã với Trưởng thôn, khu dân cư
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phân công các thành viên Uỷ ban nhân dân phụ trách, chỉ đạo nắm tình hình các thôn, khu dân cư.
2. Trưởng thôn, khu dân cư phải thường xuyên liên hệ với Ủy ban nhân dân xã để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
Chương IV CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
Điều 9. Chế độ hội họp của Ủy ban nhân dân xã
1. Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
2. Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây:
– Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
– Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
– Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
Điều 10. Giải quyết các công việc của UBND xã
1. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc giải quyết công việc của nhân dân; ban hành quy trình về tiếp nhận hồ sơ, xử lý, trình ký, trả kết quả cho công dân theo quy định hiện hành.
2. Công khai, niêm yết tại trụ sở UBND các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
3. UBND xã có trách nhiệm phối hợp các bộ phận có liên quan của UBND hoặc với UBND huyện để giải quyết công việc của công dân và tổ chức; không để người có nhu cầu liên hệ công việc phải đi lại nhiều lần.
Điều 11. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
Hàng tuần, Chủ tịch UBND xã bố trí ít nhất một buổi để tiếp dân, lịch tiếp dân phải được công bố công khai để nhân dân biết. Chủ tịch và các thành viên khác của UBND phải luôn có ý thức lắng nghe ý kiến phản ánh, giải quyết kịp thời hoặc hướng dẫn công dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 12. Phối hợp giữa UBND với Thanh tra nhân dân xã
1. Chủ tịch UBND xã phân công các thành viên UBND phụ trách, chỉ đạo, nắm tình hình các thôn.
2. Trưởng thôn phải thường xuyên liên hệ với Hội đồng nhân dân, UBND xã để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, UBND xã để triển khai thực hiện; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
Điều 13. Thông tin tuyên truyền và báo cáo
1. UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
2. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, các thành viên UBND, cán bộ, công chức xã, Trưởng thôn, khu dân cư có trách nhiệm tổng hợp tình hình về lĩnh vực và địa bàn mình phụ trách, báo cáo Chủ tịch UBND xã để báo cáo UBND huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định.
3. Văn phòng HĐND – UBND xã giúp UBND, Chủ tịch UBND tổng hợp báo cáo kiểm điểm chỉ đạo, điều hành của UBND theo định kỳ 6 tháng và cả năm.
Chương V CHẾ ĐỘ THĂM HỎI VÀ HỌC TẬP
Điều 14. Thăm hỏi
UBND xã thực hiện chế độ thăm hỏi đối với tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con của tất cả cán bộ UBND xã, trưởng Ngành thuộc UBND xã và Trưởng, phó thôn, khu dân cư.
Điều 15. Học tập
UBND xã khuyến khích các cán bộ, công chức thuộc UBND xã tham dự các lớp bồi dưỡng, khóa học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi cán bộ, công chức tham dự các lớp bồi dưỡng, khóa học tập, UBND xã hỗ trợ 100% tiền tài liệu học tập và 50% tiền học phí.
Nơi nhận: – ……… | T.M ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ |
3. Ý nghĩa của quy chế làm việc của UBND cấp xã:
Thực tế, tại mỗi UBND cấp xã sẽ có quy chế làm việc khác nhau. Về cơ bản, các quy chế này phải dựa trên khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Nhà nước này.
Quy chế làm việc của UBND cấp xã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc duy trì bộ máy hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước này. Cụ thể như sau:
– Quy chế làm việc của UBND cấp xã là cơ sở, căn cứ điều chỉnh nếp hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức.
– Khi xảy ra những sai phạm, quy chế làm việc chỉnh là cơ sở để cơ quan cấp trên đưa ra phương hướng xử lý, kỷ luật đối với chủ thể vi phạm.
– Quy chế làm việc tạo nên một môi trường làm việc kỷ luật, chặt chẽ. Tại đó, các cá nhân phải nghiêm túc tuân thủ, chấp hành theo các quy định chung của cơ quan Nhà nước. Điều này giúp chất lượng công việc và môi trường làm việc của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả cao.
Chính bởi những ý nghĩa nêu trê, Ủy ban nhân dân cấp xã tại mỗi địa phương luôn thành lập những quy chế hoạt động nhất định. Quy chế hoạt động này mang tính áp dụng chung, buộc các cá nhân phải tuân thủ thực hiện. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.