Việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn sẽ phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, phải có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của các công đoàn các cấp. Vậy quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở được lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày….tháng….năm …
QUY CHẾ
Chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở xã…
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở.
Điều 2: Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là công đoàn cơ sở xã theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam
Điều 3: Nguyên tắc về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở:…
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4: Nguồn thu tài chính công đoàn
1. Thu kinh phí công đoàn:…
2. Thu đoàn phí công đoàn:…
3. Thu khác:…
Điều 5: Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân bổ nguồn kinh phí cho các khoản mục chi:…
Điều 6: Chi tài chính công đoàn cơ sở
1. Chi phí cấp và các khoản đóng theo lương:….
2. Chi phí quản lý hành chính:….
3. Chi hoạt động phong trào:
– Chi thăm ốm đau, thai sản:…
– Chi chia tay cán bộ xã nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác;
– Chi tặng quà 08/03, 20/10, tết trung thu, đoàn viên lập gia đình, sinh nhật, quà tết nguyên đán;
– Chi phúng viếng;
– Chi giao lưu với Công đoàn cơ sở khác;
– Chi thăm quan, du lịch;
– Chi hoạt động khác.
Điều 7: Các nguồn chi kinh phí công đoàn cơ sở
1. Chi phụ cấp và các khoản đóng theo lương và chi quản lý hành chính
2. Chi hoạt động phong trào
Điều 8: Thẩm quyền sử dụng kinh phí công đoàn:…
CHƯƠNG III: KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9: Quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính công đoàn:…
Điều 10: Khen thưởng và xử lý vi phạm:…
Điều 11: Tổ chức thực hiện.
TM. BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn nội dung trong Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở:
Nội dung trong quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở bao gồm chủ yếu những nội dung sau:
– Phạm vi điều chỉnh;
– Đối tượng áp dụng;
– Nguyên tắc về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở. Ví dụ:
+ Tài chính công đoàn cơ sở là một bộ phận của tài chính công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của công đoàn cơ sở theo quy định của
+ Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động của đơn vị, Ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện;
+ Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của tổng liên đoàn.
+ Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý theo quy định của nhà nước và quy định của tổng liên đoàn.
– Nguồn thu tài chính công đoàn, bao gồm có thu kinh phí công đoàn, thu đoàn phí công đoàn và các khoản thu khác. Ví dụ:
+ Thu kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo Luật Công đoàn 2012 và
+ Thu đoàn phí công đoàn: Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ;
+ Các khoản thu khác: Nguồn thu khác từ phân bổ ngân sách xã hàng năm theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, từ các đoàn viên công đoàn tự nguyện đóng góp và từ hỗ trợ của cấp trên;
– Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân bổ nguồn kinh phí cho các khoản mục chi. Ví dụ:
+ Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn chủ tịch tổng liên đoàn
+ Phân bổ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi như chi phụ cấp bao nhiêu phần trăm trên tổng số nguồn thu; chi quản lý hành chính bao nhiêu phần trăm; chi hoạt động phong trào bao nhiêu phần trăm;….
– Chi tài chính công đoàn cơ sở. Ví dụ:
+ Chi phụ cấp và các khoản đóng theo lương
+ Chi quản lý hành chính, như: chi hội nghị ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm những gì; công tác phí; Các khoản chi khác về hội nghị tổng kết năm, hội thảo; chi mua văn phòng phẩm, tiếp khách, nước uống;….
– Chi hoạt động phong trào. Ví dụ như:
+ Chi thăm ốm đau, thai sản (áp dụng với những đối tượng nào). Quy định về định mức đối với mỗi người (200.000đ/người);
+ Chi chia tay cán bộ xã nghỉ hưu, nghỉ việc. Quy định về định mức đối với mỗi người;
+ Chi tặng quà (áp dụng với những đối tượng nào). Quy định về định mức đối với mỗi người;
+ Các khoản chi khác (nếu có);
– Các nguồn chi kinh phí công đoàn cơ sở. Ví dụ như:
+ Chi phụ cấp và các khoản đóng theo lương và chi quản lý hành chính: sử dụng nguồn kinh phí do Hội đồng nhân dân xã phân bổ;
+ Chi hoạt động phong trào: sử dụng nguồn kinh phí 1% do Hội đồng nhân dân xã chuyển vào tài khoản của thủ quỹ xã, từ nguồn đoàn phí các đoàn viên tự nguyện đóng góp thêm,….
– Thẩm quyền sử dụng kinh phí công đoàn. Ví dụ: Chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định các khoản chi dưới…….đ; đối với những khoản chi trên……đ hoặc không có trong quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở xã thì phải có ý kiến thống nhất của ban chấp hành công đoàn cơ sở xã;
– Quy định về quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính công đoàn. Ví dụ:
+ Thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở được phản ánh đầy đủ vào sổ kế toán và chịu sự giám sát của đoàn viên công đoàn và người lao động tại đơn vị;
+ Dự toán, quyết toán thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở phải công khai theo quy định của Tổng liên đoàn.
– Tổ chức thực hiện. Ví dụ:
+ Chứng từ thanh toán phải đầy đủ kế hoạch, dự trù kinh phí, bảng đề nghị, chứng từ, hoá đơn phải xác nhận của lãnh đạo Ban chấp hành công đoàn;
+ Định kỳ hàng năm, kế toán công đoàn báo cáo công khai tài chính với lãnh đạo công đoàn và đoàn viên công đoàn để biết.
3. Thu, chi, quản lý tài chính tại công đoàn cơ sở cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì:
Tại Điều 3 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ 2022 Quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở quy định về nguyên tắc thu, chi, quản lý tài chính tại công đoàn cơ sở, theo quy định này thì việc thu, chi, quản lý tài chính tại công đoàn cơ sở phải tuân thủ đúng những nguyên tắc sau:
– Tài chính tại công đoàn cơ sở chính là một bộ phận của tài chính công đoàn, được sử dụng cho các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở theo đúng quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
– Căn cứ về chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở phải được sử dụng và thực tế hoạt động công đoàn tại đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện ban hành Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn nội bộ để thực hiện.
– Công đoàn cơ sở phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Phải thực hiện chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và phải thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
4. Quy định về thu đoàn phí công đoàn:
Số thu đoàn phí công đoàn sẽ được xác định trên cơ sở số đoàn viên thực tế (sẽ có đối chiếu với Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn) tại các công đoàn cơ sở nhân với số tiền lương và phụ cấp của đoàn viên đã được quy định chi tiết tại Chương IV Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Mức thu đoàn phí công đoàn bình quân của mỗi đoàn viên tại các Liên đoàn lao động tỉnh thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên sẽ phải đoàn đảm bảo không thấp hơn mức thu bình quân của một đoàn viên công đoàn theo báo cáo quyết toán năm 2020 được duyệt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
– Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ;
– Quyết định 4290/QĐ-TLĐ 2022 Quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở.