Thiết kế xây dựng là một trong những khâu nền tảng trong quá trình thi công xây dựng công trình. Có được thiết kế xây dựng thì mới có thể triển khai những công đoạn tiếp theo trong việc xây dựng. Vậy quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, bản vẽ thi công được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là thiết kế xây dựng và các bước thiết kế xây dựng?
Thiết kế xây dựng được hiểu là sự triển khai một cách có sáng tạo các công trình xây dựng dựa trên các mục đích cụ thể, góp phần tạo nên tổng thể kiến trúc công trình cân đối và có tính thẩm mĩ.
Theo quy định tại Điều 78
Tùy theo quy mô, tính chất, loại cũng như cấp công trình xây dựng mà thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước. Thiết kế xây dựng công trình sẽ được thực hiện qua trình tự một hoặc nhiều bước sau đây:
– Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công.
– Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
– Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
– Thiết kế theo các bước khác phù hợp.
Các công trình có trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì đảm bảo các bước thiết kế sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của bước thiết kế trước.
Với trường hợp lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư sẽ quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm mục đích đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không làm thay đổi mục đích, quy mô, công năng cũng như các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc quy hoạch hoặc quyết định hay chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt.
2. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, bản vẽ thi công:
Hiện nay, hồ sơ thiết kế xây dựng sẽ được lập cho từng công trình gồm bản thuyết minh thiết kế, bản tính, bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, các chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu có.
Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau:
– Phần thuyết minh thiết kế cơ sở:
+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng và phương án thiết kế, trong đó có vị trí và quy mô xây dựng của các hạng mục công trình.
+ Xây dựng phương án kiến trúc đối với các công trình có yêu cầu kiến trúc.
+ Xây dựng phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật cũng như hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.
+ Xây dựng các phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy – chữa cháy theo quy định của pháp luật.
– Về bản vẽ thi công: Kích cỡ, tỷ lệ, khung tên của bản vẽ thiết kế được thể hiện theo đúng quy chuẩn được áp dụng trong hoạt động xây dựng.
Trong khung tên từng bản vẽ sẽ phải có tên, chữ ký của người thiết kế trực tiếp, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế.
Sau đó, trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng sẽ phải xác nhận vào hồ sơ và tiến hành đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng.
+ Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán sẽ phải được đóng thành tập hồ sơ theo một khuôn khổ được thống nhất, đánh số thứ tự cũng như ký hiệu, lập danh mục và phải được bảo quản lâu dài.
– Về chỉ dẫn kỹ thuật:
+ Đây được coi là cơ sở để thực hiện việc giám sát thi công công trình xây dựng, thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng.
Nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê để xây dựng và lập thiết kế xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật được coi là một trong những thành phần có trong hồ sơ mời thầu thi công xây dựng với mục đích để làm cơ sở quản lý thi công công trình xây dựng, giám sát quá trình thi công xây dựng cũng như nghiệm thu công trình.
+ Chỉ dẫn kỹ thuật sẽ phải bảo đảm phù hợp và đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho các công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng.
+ Trường hợp đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II sẽ được lập riêng chỉ dẫn thiết kế do chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện.
Chỉ dẫn kỹ thuật còn có thể được lập riêng hoặc được quy định trong thuyết minh về thiết kế đối với các công trình còn lại.
– Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng.
3. Khi thiết kế xây dựng cần tuân thủ những yêu cầu gì?
– Khi thiết kế xây dựng đảm bảo phải tuân thủ các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế đưa ra, đảm bảo phù hợp với nội dung của các dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội tại khu vực xây dựng.
– Thiết kế xây dựng đảm bảo nội dung phải tuân thủ theo yêu cầu của từng bước thiết kế.
– Tuân thủ các tiêu chuẩn được áp dụng, các quy chuẩn kỹ thuật về việc sử dụng vật liệu xây dựng, nếu có công nghệ áp dụng thì phải đáp ứng các yêu cầu về công năng sử dụng.
– Khi xây dựng thiết kế cũng phải tính toán đến việc bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
– Về mặt chi phí xây dựng: tính toán và có giải pháp thiết kế phù hợp với chi phí xây dựng hợp lý.
Từng công trình với các công trình liên quan phải có sự đồng bộ, bảo đảm đầy đủ các tiện nghi trong sinh hoạt chung, vệ sinh cũng như đáp ứng đủ sức khỏe cho người sử dụng công trình; khi xây dựng công trình thiết kế làm sao để cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình.
– Thiết kế xây dựng cũng nền tính toán đến những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên có tác động gì đến công trình hay không. Ưu tiên sử dụng những vật liệu tại chỗ, những vật liệu không gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người.
– Tiến hành thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng (ngoại trừ trường hợp thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ).
Đơn vị có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở phụ thuộc vào đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.
+ Đối với những dự án đầu tư xây dựng sẽ phụ thuộc vào từng loại công trình xây dựng sẽ có các cơ quan chủ trì là đơn vị có quyền thẩm định, đánh giá thiết kế.
+ Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình giao thông đô thị: do Bộ Xây dựng thẩm định.
+ Đối với công trình nhà máy điện, hầm mỏ, dầu khí… thẩm quyền thẩm định sẽ do Bộ Công Thương.
– Đối với từng loại, cấp công trình và công việc đảm nhiệm cần phải lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng có đủ điều kiện năng lực đáp ứng phù hợp.
– Trường hợp đối với nhà ở riêng lẻ, thiết kế xây dựng phải đảm bảo tuân thủ điều kiện:
+ Các tiêu chuẩn được áp dụng, các quy chuẩn kỹ thuật về việc sử dụng vật liệu xây dựng, nếu có công nghệ áp dụng thì phải đáp ứng các yêu cầu về công năng sử dụng.
+ Khi xây dựng thiết kế cũng phải tính toán đến việc bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
+ Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, hộ gia đình được tự thiết kế sẽ phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.