Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đem lại rất nhiều các lợi ích và hiệu quả vô cũng to lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Vậy Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là một tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp nhân và có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được phép mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và những tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Hà Nội.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?
2.1. Chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?
Quyết định 78/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các chức năng sau:
– Cho vay lãi suất ưu đãi cho những chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm ở trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
– Tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho những chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu mà không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
2.2. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
– Tiếp nhận, quản lý và sử dụng những nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, những nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm để hỗ trợ tài chính cho những hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn quốc.
– Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.
– Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án bảo vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
– Tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường:
+ Xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường;
+ Ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra;
+ Các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường biển và hải đảo;
+ Thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Hỗ trợ trao các giải thưởng về môi trường, những hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường;
+ Thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
– Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.
– Nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với các tổ chức và cá nhân trong nhập khẩu phế liệu.
– Thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), bao gồm:
+ Tổ chức theo dõi, quản lý, thu lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính đã được chứng nhận (CERs) được Ban Chấp hành quốc tế về CDM cấp cho các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;
+ Chi hỗ trợ cho những hoạt động phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM);
+ Xem xét, phê duyệt tài liệu dự án CDM;
+ Quản lý và giám sát dự án CDM;
+ Trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM.
– Hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới điện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo các quy định của pháp luật hiện hành.
– Hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian và hình thức hỗ trợ tài chính đối với những dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng vốn hỗ trợ từ Quỹ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
– Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định những nội dung và hình thức hỗ trợ phát sinh trong quá trình hoạt động.
– Thực hiện những chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.
3. Quyền hạn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam:
Căn cứ Điều 5 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các quyền hạn sau:
– Tổ chức cơ quan điều hành và những đơn vị nghiệp vụ hoạt động phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
– Tổ chức cơ quan điều hành và những đơn vị nghiệp vụ hoạt động phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao;
– Kiểm tra định kỳ và đột xuất những tổ chức sử dụng nguồn vốn của Quỹ trong việc triển khai các hoạt động, nhiệm vụ;
– Kiểm tra định kỳ và đột xuất những tổ chức sử dụng nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong việc triển khai dự án bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu;
– Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có quyền rút vốn vay, đình chỉ tài trợ hoặc hỗ trợ lãi suất vay đối với những chủ đầu tư vi phạm cam kết với Quỹ hoặc vi phạm những quy định của Nhà nước;
– Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có quyền khởi kiện các chủ đầu tư vi phạm theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại những ngân hàng thương mại nhằm mục đích để bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn;
– Thực hiện và tiếp nhận những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường năng lực cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
– Từ chối yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân về việc cung cấp những thông tin của Quỹ nếu như yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
– Trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện kêu gọi, thu hút và tiếp nhận tài trợ hoặc huy động vốn bổ sung cho Quỹ theo quy định của pháp luật;
– Cử cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan, khảo sát theo quy định của pháp luật.
4. Quy định về nguồn vốn của quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam:
Căn cứ Điều 7 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định về nguồn vốn của quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam như sau:
– Nâng mức vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp từ 500 tỷ lên đến 1.000 tỷ đồng trong 3 năm (2015-2017); đến năm 2017, sẽ được cấp đủ 1.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ của Quỹ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi đã thống nhất với Bộ Tài chính. Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được bổ sung từ các nguồn sau:
+ Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật;
+ Quỹ đầu tư phát triển.
– Vốn bổ sung hằng năm từ các nguồn:
+ Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài trợ cho những dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã thực hiện hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp các nhu cầu sử dụng vốn từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của Quỹ gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định;
+ Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học thu vào ngân sách nhà nước;
+ Lệ phí bán, chuyển những chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) thu được từ những dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;
+ Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 78/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
– Thông tư 132/2015/TT-BTC quản lý tài chính với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.