Bảo hiểm xã hội là một cơ chế đảm bảo quyền lợi, với nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp lớn hàng năm sẽ phần nào giúp người lao động có một nguồn thu cấp thiết cho việc chi trả các khoản tiền chi tiêu hàng ngày trong khoảng thời gian nhất định.
Mục lục bài viết
1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia quan hệ Bảo hiểm thất nghiệp và dùng để chi trả trợ cấp cho Người lao động khi bị thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm đưa người thất nghiệp sớm trở lại thị trường lao động.
Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm thất nghiệp chủ yếu từ những nguồn:
Thứ nhất, Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng Bảo hiểm thất nghiệp . Còn Người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do Người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo quy định mới, mức đóng tối đa là 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng Bảo hiểm thất nghiệp chứ không căn cứ vào mức lương tối thiểu chung như trước đây.
Thứ hai, Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những Người lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Nguồn đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo mức 1% này được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 61/2020/NĐ–CP của Chính phủ.
Thứ ba, Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp của những Người lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm. Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý Bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp của những Người lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm thất nghiệp còn có thêm một số nguồn thu khác: tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ, các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Tiền từ hoạt động đầu tư Quỹ là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi thuộc Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ được đầu tư và việc đầu tư này sẽ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện thông qua các hình thức như: Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, trái phiếu của ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;... Hoạt động đầu tư Quỹ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Các nguồn thu hợp pháp khác có thể kể đến như tiền lãi chậm đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Tuy nhiên hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn về các khoản thu hợp pháp khác, vì vậy đây vẫn là một quy định mở, chưa thực sự rõ ràng có thể dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện.
2. Sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Việc sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, cụ thể được dùng vào mục đích:
– Chi trả Trợ cấp thất nghiệp ;
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho Người lao động;
– Hỗ trợ học nghề;
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
– Đóng Bảo hiểm y tế cho người hưởng Trợ cấp thất nghiệp ;
– Chi phí quản lý Bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; và đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
Căn cứ Điều 3 Nghị định số 30/2016/NĐ–CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, theo đó hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.
3. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ theo quy định Điều 59
Về vấn đề chi phí quản lý Bảo hiểm thất nghiệp , căn cứ dự toán chi quản lý Bảo hiểm thất nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện việc chuyển kinh phí cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân mỗi quý một lần vào trước ngày 10 của tháng đầu trong quý, số tiền chuyển mỗi lần bằng mức bình quân của một quý của dự toán được giao. Trong trường hợp đến ngày 10 tháng 01 chưa được cấp có thẩm quyền giao dự toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp tạm ứng bằng mức bình quân một quý của dự toán được giao năm trước, số kinh phí này sẽ được trừ vào số kinh phí cấp trong năm theo dự toán được giao.
Do Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp dựa trên cơ chế tự chủ tài chính, các bên hưởng lợi đều phải có nghĩa vụ đóng góp trên cơ sở có sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì thế, để duy trì và phát triển quỹ, việc cho phép thực hiện các hoạt động đầu tư từ quỹ là hết sức cần thiết song cần có những biện pháp cụ thể để đảm bảo việc đầu tư là an toàn, hiệu quả và khi cần thiết có thể thu hồi lại được.
4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ thất nghiệp như thế nào?
Ngân sách nhà nước chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện qua phương thức như sau:
(i) Chuyển một lần vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Vào quý IV hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp được cấp có thẩm quyền giao trong năm để xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 7
(ii) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm nộp trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch trong trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 28/2015/NĐ-CP lớn hơn số phải hỗ trợ theo quy định tại mục (i).
Trường hợp số đã cấp nhỏ hơn số phải hỗ trợ, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp hỗ trợ bổ sung vào năm sau.
Ngoài ra, nguồn kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định 28/2015/NĐ-CP do ngân sách trung ương bảo đảm từ nguồn chi đảm bảo xã hội đã được Quốc hội quyết định.