Tại Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác giao thông đường bộ cũng đều chiếm một vị trí quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội cũng như giúp bảo đảm nền quốc phòng - an ninh. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quốc lộ là gì?
Mục lục bài viết
1. Quốc lộ là gì?
Khi các chủ thể tham gia giao thông thì các chủ thể là người tham gia giao thông sẽ haу bắt gặp các biển hiệu ᴠề đường quốc lộ.
Quốc lộ được hiểu cơ bản là đường nối liền thủ đô Hà Nội ᴠới trung tâm hành chính cấp tỉnh, quốc lộ chính là đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính ở trên đường bộ hay các đường có ᴠị trí đặc biệt quan trọng đối ᴠới ѕự phát triển kinh tế và хã hội của ᴠùng cũng như các khu ᴠực.
Quốc lộ trong tiếng Anh được gọi Highᴡaу hoặc National Highᴡaу.
2. Quy định đấu nối vào quốc lộ:
Các đường đấu nối vào quốc lộ theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Thứ nhất: Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;
– Thứ hai: Đường chuyên dùng;
– Thứ ba: Đường gom.
Cần lưu ý rằng đường nhánh được nối vào quốc lộ thì sẽ đều cần phải thông qua điểm đấu nối thuộc quy hoạch các điểm đấu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt, sau khi đã có
Cơ quan quản lí nhà nước về đường bộ thuộc quản lý của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định sẽ có trách nhiệm thực hiện thống kê các đường đã đấu nối và cơ quan quản lí nhà nước về đường bộ sẽ phải lập kế hoạch xử lí phù hợp với qui hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
Các đường từ nhà sẽ ở chỉ được thực hiện đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh.
Đối với khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ sẽ căn cứ cụ thể theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào quốc lộ thì sẽ cần phải thực hiện đúng theo Tiêu chuẩn Quốc gia về đường ô tô.
Đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ theo quy định pháp luật sẽ được xây dựng mới hoặc đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ sẽ được nâng cấp, cải tạo, nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh ngay từ bước lập dự án, các chủ thể là chủ đầu tư dự án cũng sẽ cần phải căn cứ cụ thể vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương có dự án đi qua để nhằm mục đích có thể xác định vị trí và quy mô các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức).
Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đang khai thác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải căn cứ cụ thể vào nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương để nhằm mục đích lập quy hoạch các điểm đấu nối.
Chủ thể là chủ công trình, dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối thuộc quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt thì sẽ cần phải căn cứ cụ thể vào tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để nhằm mục đích có hể lập và gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào quốc lộ.
3. Phân biệt quốc lộ và 5 loại đường bộ:
Theo Điều 39
– Quốc lộ:
Quốc lộ như chúng ta đã phân tích cụ thể bên trên, quốc lộ sẽ nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế và xã hội của vùng, khu vực.
– Đường tỉnh:
Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận; đường tỉnh là đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.
– Đường huyện:
Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của huyện.
– Đường xã:
Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường huyện là đường có vị trí quan trọng đối với xã.
– Đường đô thị:
Đường đô thị là đường ở trong phạm vi danh giới địa chính nội thành, nội thị.
– Đường chuyên dùng:
Đường chuyên dùng sẽ chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số các cơ quan, tổ chức cá nhân.
Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ trên đất nước ta sẽ do cơ quan hành chính tương đương quyết định.
Bêm cạnh đó theo Điều 40 Luật Giao thông đường bộ tên đường sẽ được đặt theo tên cụ thể theo danh nhân, chủ thể là người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, địa danh hoặc tên theo tập quán. Số hiệu đường cúng sẽ được đặt theo số thứ tự kèm theo chữ cái cần thiết theo đúng quy định. Cần lưu ý trong trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sẽ phải sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ.
Pháp luật cũng quy định đường bộ thì sẽ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sẽ sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực đường bộ quốc tế.
4. Ưu và nhược điểm của đường bộ:
Trong giai đoạn hiện nay, đường bộ là loại hình giao thông vận tải phổ biến nhất, các phương tiện vận tải trên đường bộ cũng bởi vì thế mà cực kỳ đa dạng cụ thể như xe đạp, xe máy, xích lô, xe ba gác, xe tải, container, và rất nhiều loại phương tiện khác.
Vận chuyển trên đường bộ thì các chủ thể sẽ có thể vận chuyển được hàng hóa đến nhiều địa điểm và đến tay những đối tượng người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện ngay cả những ngõ ngách, hẻm sâu. Vận chuyển trên đường bộ sẽ giúp phục vụ nhu cầu ngay trước mắt của các chủ thể là những người tiêu dùng
Vận chuyển trên đường bộ khá linh động trong quá trình vận chuyển
Vận chuyển trên đường bộ đáp ứng tốt yêu cầu hàng hóa thị trường
Đồng thời vận chuyển trên đường bộ cũng chủ động về mặt thời gian, dịch vụ thường xuyên sẵn có và tiện lợi. Chi phí mà các chủ thể cần phải bỏ ra không cao.
Tuy nhiên đường bộ cùng có những hạn chế cụ thể khi mà các phương tiện cũng sẽ hay gặp sự cố trên đường vận chuyển và điều đó đã gây ảnh hưởng tới thời gian vận chuyển, thời gian giao hàng. Đường bộ do có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông cùng lúc nên vận chuyển trên đường bộ hay xảy ra tình trạng tắc đường nhất là vào giờ cao điểm tại các đô thị lớn.
Cùng với đó, do bị hạn chế về số lượng, khối lượng và kích thước vận chuyển cụ thể như xe máy chỉ được chở một người, với hàng hóa thì chiều rộng không được quá 3m, chiều dài không được vượt quá 5m và các quy định cụ thể khác. Vì vậy việc chủ thể cũng không trở được những hàng hóa có khối lượng quá lớn cũng là một hạn chế của vận tải bằng đường bộ trong giai đoạn hiện nay.
5. Vai trò của vận tải đường bộ:
Như chúng ta đã nói cụ thể ở phần trên, vận tải đường bộ được biết đến là hình thức vận tải thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.
Vai trò của vận tải đường bộ có ý nghĩa và những khá là quan trọng khi mà những năm qua ngành vận tải đường bộ ở nước ta cũng đang dần khẳng định được vai trò chủ chốt của mình đối với nền kinh tế bằng việc đóng góp không ít vào nguồn ngân sách nhà nước. Vận tải đường bộ cũng có vai trò quan trọng giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, xã hội ngày một phát triển hơn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà.
Không những thế thì việc thực hiện vận tải đường bộ cũng đã tạo được công ăn việc làm ổn định, nguồn thu nhập cao cho hàng triệu người lao động. Từ đó, vận tải đường bộ đã giúp giải quyết được những vấn đề việc làm của nhà nước, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và cũng đã góp phần giúp có thể hạn chế được các tệ nạn xã hội còn tồn đọng.
Cùng với đó thì vận tải đường bộ đóng một vai trò trọng yếu trong quá trình thực hiện phân phối và lưu thông, vận tải đường bộ góp phần giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán và giúp cho các hoạt động khác có thể diễn ra nhanh chóng, liên tục.
Nếu như xã hội không có các loại hình vận tải đường bộ thì thực chất cuộc sống sẽ không còn thuận tiện và chúng ta sẽ không có các phương tiện vận chuyển cá nhân để có thể di chuyển. Những đồ dùng, vật liệu thiết yếu cũng bởi vì thế mà sẽ không thể phân phối, vận chuyển nhanh chóng tới tay các chủ thể là những người tiêu dùng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: