Trong khu vực Đông Nam Á thì Thái Lan có vùng biên giới phía bắc giáp Mi-an-ma và Lào. Đặc biệt, Thái Lan không tiếp giáp với Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết về Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
Câu hỏi: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Mi-an-ma.
D. Thái Lan.
Hướng dẫn: Thái Lan vùng biên giới phía bắc giáp Mi-an-ma và Lào. Thái Lan không tiếp giáp với Trung Quốc.
Đáp án: Chọn D
2. Điều kiện tự nhiên của Thái Lan:
Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, Thái Lan được xem là một cửa ngõ để tiếp cận các nền kinh tế mới nổi của khu vực Tiểu vùng sông Mêkong.
Thái Lan có diện tích 513.115 km2, biên giới giáp với Malaysia (phía nam), Myanmar (phía tây bắc), Lào (phía bắc đông bắc) và Campuchia (đông nam), toàn bộ bờ biển phía đông từ Campuchia sang Malaysia giáp với vịnh Thái Lan và bờ biển phía tây giáp với biển Andaman. Về mặt địa lý, đất nước được chia thành năm khu vực: vùng đồng bằng trung tâm màu mỡ, cao nguyên phía đông bắc khô cằn, vùng núi phía bắc đồng bằng ven biển ở phía đông nông nghiệp trù phú; và bán đảo phía nam.
– Vị trí địa lý của Thái Lan: Thuộc Đông Nam á, vùng trung tâm của Thái Lan là một đồng bằng lưu vực sông Mê-nam màu mỡ đông dân. Vùng phía bắc có nhiều núi, trong đó có đỉnh Doi In-thanan, cao 2.595m. Cao nguyên Kho- rát nằm ở vùng đông bắc. Nối liền Thái Lan với Malaysia là eo đất Kra có nhièu núi.
– Sông chính: Sông Mê-kông, 4.350km; sông Mê-nam, 1,200km.
– Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới. Mưa mùa lớn từ tháng sáu đến tháng Mười. Từ tháng Mười đến tháng Ba khí hậu mát mẻ. Từ tháng Ba đến tháng sáu khí hậu nóng.
– Cảnh quan: Bạn có thể tìm thấy hầu như mọi cảnh tại quốc gia này: những bãi biển nước xanh như pha lê, rừng rậm với những thảm thực vật phong phú. Bãi biển Phuket, Ko Samui, đảo rùa KohTao, Lalu, vịnh Phang Nga, thác nước Thi Lo Su,…có quá nhiều cảnh đẹp thiên nhiên thu hút. Đây là lí do giải thích vì sao Thái Lan được mệnh danh là “Thiên đường du lịch Châu Á”.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?
A. Việt Nam.
B. Cam-pu-chia.
C. Xin-ga-po.
D. Mi-an-ma.
Đáp án: C
Câu 2. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Đáp án: C
Câu 3. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. cận xích đạo.
B. cận nhiệt đới.
C. ôn đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân cư ở Đông Nam Á phân bố không đều?
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới và ở một số khu vực.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào.
Đáp án: C
Câu 5. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. bán đảo Đông Dương.
B. bán đảo Mã Lai.
C. bán đảo Trung – Ấn.
D. bán đảo Tiểu Á.
Đáp án: C
Câu 6. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Mi-an-ma.
B. Phía nam Việt Nam.
C. Phía bắc của Lào.
D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Đáp án: C
Câu 7. Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.
C. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.
D. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.
Đáp án: C
Câu 8. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do
A. diện tích rừng rộng lớn.
B. giàu có về khoáng sản.
C. vùng biển nhiều thủy sản.
D. có nền kinh tế phát triển.
Đáp án: B
Câu 9. Khu vực Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?
A. Đồng bằng rộng lớn.
B. Núi và cao nguyên.
C. Các thung lũng rộng.
D. Đồi núi và núi lửa.
Đáp án: C
Câu 10. Khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là
A. có địa hình núi hiểm trở.
B. không có đồng bằng lớn.
C. lượng mưa trong năm nhỏ.
D. xuất hiện nhiều thiên tai.
Đáp án: D
Câu 11. Các quốc gia nào của Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây?
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
B. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.
D. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
Đáp án: A
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á?
A. Hiện nay, chăn nuôi đã trở thành ngành chính.
B. Số lượng gia súc khá lớn, nuôi nhiều trâu, bò.
C. Là khu vực nuôi nhiều trâu bò, lợn, gia cầm.
D. Có lợi thế về sông, biển để phát triển thủy sản
Đáp án: A
Câu 13: Địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lục địa của Đông Nam Á là
A. Bồn địa.
B. Đồng bằng.
C. Hoang mạc.
D. Đồi núi.
Đáp án: D
Câu 14: Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại đương nào?
A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương
B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
D.Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Đáp án: D
Câu 15: Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là
A. Nghèo tài nguyên khoáng sản
B. Không có đồng bằng lớn
C. Lượng mưa quanh năm không đáng kể
D. Chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai
Đáp án: D
Câu 16: Tương ứng với chế độ khí hậu nóng ẩm, phân mùa đất Đông Nam Á chủ yếu là loại đất nào sau dây?
A. Đất pốt-zôn
B. Đất fe-ra-lít
C. Đất đen
D. Đất xám phù sa cổ
Đáp án: B
Câu 17: Lợi thế nào sau đây của các nước Đông Nam Á về mặt dân cư?
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, sức mua đang tăng.
B. Dân số trẻ có tính năng động.
C. Giá lao động rẻ so với các nước Âu – Mĩ.
D. Tất cả các lợi thế trên.
Đáp án: D
Câu 18: Khó khăn nhất của Đông Nam A vê mặt dân cư là
A. Dân đông, nguồn lao động tăng nhanh công ăn việc làm thiếu.
B. Khó quản lí ở những khu vực biên giới có sự giao tiếp của dân cư.
C. Đang xảy ra xung đột nội bộ và khủng bố ở một số nước.
D. Trình độ phát triển xã hội của các nước không đều nhau.
Đáp án: D
Câu 19: Rừng chủ yếu ở Đông Nam Á là ?
A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng ngâp mặn
B. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng ngập mặn
C. Rừng rậm cận xích đạo và rừng mưa nhiệt đới
D. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm
Đáp án: D
Câu 20: Quốc gia nào sau đây có số dân theo đạo Hồi giáo nhiều nhất?
A. Ma-lai-xi-a.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
D. Mi-an-ma.
Đáp án: B
Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên ai đặc biệt là bão.
C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đáp án: A
Câu 22. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Đáp án: C
Câu 23. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. cận xích đạo.
B. cận nhiệt đới.
C. ôn đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Câu 24. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân cư ở Đông Nam Á phân bố không đều?
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới và ở một số khu vực.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào.
Đáp án: C
Câu 25. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. bán đảo Đông Dương.
B. bán đảo Mã Lai.
C. bán đảo Trung – Ấn.
D. bán đảo Tiểu Á.
Đáp án: C
THAM KHẢO THÊM: