Sự phát triển của các nền văn minh các quốc gia cổ đại phương Đông đã góp phần trong việc hình thành thế giới ngày nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về quá trình hình thành nhà nước, chế độ chính trị, cơ cấu xã hội… của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Mục lục bài viết
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông:
Tại khu vực các quốc gia cổ đại phương Đông đất ven sông màu mỡ, dễ trồng trọt thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Người dân tại đây cũng biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh mương dẫn nước. Sản xuất phát triển, trong xã hội bắt đầu có sự phân hoá giàu, nghèo dẫn đến sự ra đời của giai cấp và nhà nước.
Từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỉ III trước Công Nguyên (TCN), những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành:
- Trên lưu vực sông Nin, từ thiên niên kỷ IV TCN cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã, khoảng 3200 TCN nhà nước Ai Cập đã được thành lập, sau này do nhu cầu làm thủy lợi, các công xã kết hợp lại thành Liên minh công xã (được gọi là “Nôm”). Một số quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các Liên minh công xã vào khoảng 3200 TCN, thành lập nên nhà nước Ai Cập thống nhất.
- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, trên lưu vực Lưỡng Hà hàng chục nước nhỏ của người Su-me được hình thành.
- Từ giữa thiên niên kỷ III TCN, trên lưu vực sông Ấn các quốc gia cổ đại ra đời.
- Vào thế kỷ XXI TCN, vương triều nhà Hạ hình thành đã mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.
Bắt đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ III (TCN), các quốc gia cổ đại phương Đông lần lượt được hình thành từ rất sớm:
- Ai Cập: ở lưu vực sông Nin (thời gian khoảng 3200 TCN)
- Lưỡng Hà: ở lưu vực sông Ti- gơ sơ và Ơ- phơ- rát (thời gian khoảng TNK IV TCN)
- Ấn Độ: ở lưu vực sông Ấn, sông Hằng (thời gian khoảng TNK III TCN)
- Trung Quốc: ở lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang (thời gian khoảng thế kỉ XXI TCN)
Đây là 4 quốc gia cổ đại đầu tiên và lớn nhất ở phương Đông.
2. Điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông:
Điều kiện tự nhiên:
- Sự xuất hiện của các công cụ bằng kim loại là sự báo hiệu của chế độ công xã thị tộc đã tan vỡ hoàn toàn và là sự khởi đầu của thời đại văn minh.
- Bước chuyển mình của thời đại đó đã diễn ra đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực của các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc,… Tại phương Đông có rất nhiều sự thuận lợi cho đời sống của con người bởi những điều kiện tự nhiên mà nó mang lại:
- Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có thời tiết khí hậu ấm nóng.
- Hằng năm vào mùa mưa, nước sông dâng cao bao phủ lên các chân ruộng ở thấp một lớp đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho các hoạt động gieo trồng các loại cây lương thực.
- Đất tại vị trí các dòng sông vừa có màu mỡ lại vừa dễ trồng trọt. Đây là điều kiện cho nghề nông trồng lúa nước ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế chính.
- Người dân ở đây cũng đã biết làm thủy lợi, biết đắp đê ngăn lũ, biết đào kênh, mương để dẫn nước để thực hiện canh tác nông nghiệp.
=> Vì thế mà con người đã có thể thu hoạch lúa ổn định qua hằng năm. Lúa gạo ngày càng nhiều.
Điều kiện phát triển kinh tế:
- Người dân ở đây đã biết sử dụng các công cụ đc làm từ tre, gỗ, đá và biết sử dụng đồng thau. Sống chủ yếu bằng nghề nông, nghề trồng lúa. Và họ đã biết trồng 2 vụ lúa trong 1 năm.
- Để đạt được những điều đó, người dân ở đây đã xây dựng hệ thống thuỷ lợi, họ đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng để dẫn nước… Công việc trị thuỷ khiến mọi người trong tổ chức công xa thêm liên kết, gắn bó với nhau hơn.
- Ngoài việc “lấy nghề nông làm gốc” thì các cư dân ở đây còn biết kết hợp giữa việc nuôi gia súc với làm đồ gốm, cũng như các nghề dệt vải để đáp ứng nhu cầu thiết yêu hằng ngày của bản thân
- Những cư dân tiến hành trao đổi sản phẩm giữa các vùng với nhau. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.
3. Xã hội cổ đại phương Đông:
Trong quá trình hình thành và phát triển, các quốc gia cổ đại phương Đông cũng bắt đầu xây dựng lên quốc gia giai cấp những thể chế xã hội và có sự phân biệt giữa các tầng lớp với nhau.
Trong xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông có sự phân ra thành 3 tầng lớp chính đó là: Giai cấp thống trị, tầng lớp nông dân công xã và giai cấp nô lệ. Trong đó:
- Tầng lớp nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, giữ vai trò sản xuất chủ đạo giúp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nhận ruộng đất cày cấy ở công xã và phải nộp thuế cho nhà nước và các nghĩa vụ khác.
- Giai cấp thống trị: Bao gồm quý tộc, quan lại ở địa phương, có quyền thế, sống sung sướng dựa vào sự bóc lột của người dân.
- Giai cấp nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ trong xã hội với thân phận thấp hèn. Cùng với nông dân cong xã tầng lớp nô lệ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
4. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông:
- Từ khoảng thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Tigrơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng và sông Hoàng Hà.
- Do nhu cầu về trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi, xã hội nhà nước được hình thành từ liên minh bộ lạc, nên nhà nước đã được lập ra để điều hành và quản lí xã hội tạo nên nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền trong đó đứng đầu là vua. Vua đứng đầu có quyền lực tối cao và dưới vua có bộ máy quan liêu giúp việc thi hành, chế độ nhà nước đó được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
- Vua được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian. Ở Ai Cập vua chuyên chế được gọi là Pha-ra-ôn (ngôi nhà lớn), ở Lưỡng Hà thì vua được gọi là Enxi (người đứng đầu), còn ở Trung Quốc vua được gọi là Thiên tử (con trời).
- Bộ máy hành chính quan liêu giúp việc cho vua từ trung ương đến địa phương bao gồm quý tộc, ở Trung Quốc đứng đầu là Thừa tướng, ở Ai Cập đứng đầu là Vidia. Họ sẽ lo việc thu thuế, xây dựng các công trình cung điện, đền tháp, đường sá và chỉ huy quân đội
5. Văn hoá cổ đại phương Đông:
Lịch pháp và thiên văn học:
Lịch pháp và thiên văn học đã ra đời từ rất sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Lịch trong một năm có 365 ngày, được chia ra thành tháng, tuần, ngày và mỗi ngày sẽ có 24 giờ. Việc tính lịch chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên về nông lịch sẽ có ngay tác dụng đối việc nông nghiệp.
Quá trình hình thành thiên văn học là do họ biết được chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời, để từ đó tạo ra thiên văn học và nông lịch.
Trên lưu vực sông Nin, những cư dân còn dựa vào mực nước sông lên xuống để chia ra thành hai mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mực nước sông Nin lên, còn mùa khô là mực nước sông Nin xuống. Để từ đó, họ sẽ có những kế hoạch gieo trồng và thu hoạch mùa vụ phù hợp.
Chữ viết:
Do nhu cầu trao đổi thông tin của con người, người ta cần ghi chép và lưu trữ kinh nghiệm, do đó chữ viết được hình thành từ rất sớm từ thiên niên kỷ IV TCN. Đây chính là phát minh lớn nhất của loài người, nhờ đó mà chúng ta hiểu được phần nào về lịch sử thế giới cổ đại
Lúc đầu là chữ tượng hình, sau đó được cách điệu hoá thành nét nhằm biểu đạt ý nghĩa của con người được gọi là chữ tượng ý.
Người Trung Quốc viết chữ lên xương thú, thẻ tre, mai rùa, dải lụa. Ở Lưỡng Hà, người Sume viết bằng những cây sậy được vót nhọn viết lên những tấm đất sét còn ướt sau đó mang đi phơi nắng hoặc nung khô. Còn ở Ai Cập viết trên vỏ cây Pa-pi-rút.
Toán học:
Do nhu cầu tính toán diện tích ruộng đất, tính toán trong xây dựng, do đó toán học đã ra đời từ rất sớm.
Ban đầu chữ số là những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại họ rất giỏi về hình học, tính số pi bằng 3,16, nghĩa ra phép đến từ 1 đến 10, tính được diện tích hình tròn, hình tam giác…Người Lưỡng Hà lại giỏi về số học, họ làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới 1 triệu. Còn người Ấn Độ đã phát minh ra chữ số 0.
Kiến trúc:
Do chiến tranh giữa các nước và uy quyền của các nhà vua đã tạo tiền đề cho nghệ thuật kiến trúc ra đời.
Ngày nay, nhiều di tích kiến trúc vẫn còn lưu lại như một số công trình như: Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành của Trung Quốc… Bằng sưc lao động và tài năng sáng tạo của con người cùng với đó là những công cụ thô sơ đã tạo nên những kiệt tác trường tồn mãi với thời gian.