Có thể thấy tình trạng quấy rối tình dục hay "gạ tình" đang là một vấn nạn nhức nhối, xảy ra với tần suất dày đặc trong xã hội hiện nay, đặc biệt là trong môi trường công sở. Quấy rối liên quan đến tình dục tại nơi làm việc được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Quấy rối tình dục là gì?
Quấy rối tình dục có thể hiểu là việc sử dụng các hành vi hoặc lời nói có liên quan đến tình dục nhằm gây tổn thương danh dự và nhân phẩm của cả nam hoặc nữ giới. Đây là hành vi mang tính xúc phạm đối phương không được chấp nhận hay mong muốn.
Quấy rối tình dục nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được sự đồng ý của người đó. (Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019).
Nơi làm việc được hiểu là là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động. Theo quy định của pháp luật, những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, tập huấn, hội thảo, bữa ăn, chuyến đi công tác chính thức, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định đều được tính là nơi làm việc.
Thực chất, đây là một hình thức phân biệt đối xử liên quan đến giới tính, gây ảnh hưởng xấu tiêu cực tới môi trường công sở, phá vỡ sự bình đẳng giữa người lao động nam và lao động nữ. Nó dẫn đến những tác động xấu về tâm lý, thậm chí gây lo lắng, căng thẳng và tổn thương sâu sắc về cả thể xác lẫn tinh thần cho người bị hại. Hậu quả là làm cho môi trường công sở trở nên thiếu sự an toàn, hiệu suất cũng như năng suất làm việc bị giảm sút.
Vì vậy, các hành vi quấy rối, xâm phạm tình dục nơi làm việc cần được đấu tranh mạnh mẽ để ngăn chặn và loại bỏ, tạo điều kiện cho tất cả mọi lao động phát huy tối đa khả năng để cống hiến hết mình cho nơi mà họ đã lựa chọn gắn bó.
Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục với người khác mà chưa được sự chấp thuận, hành vi này gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của người bị tác động. Luật Lao động 2019 có định nghĩa cụ thể về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở khoản 9 Điều 3 như sau:
“Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.”
Quấy rối tình dục trong tiếng Anh được hiểu là Sexual harassment.
2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay, hành vi quấy rối tình dục đã xuất hiện ở nhiều nơi, kể cả ở nông thôn và thành phố, đặc biệt là tại nơi làm việc. Đã có không ít các vụ quấy rối tạo những làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có những hình phạt xử lý thích đáng những đối tượng này.
Theo
Ngoài ra, trường hợp hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155
Không chỉ vậy, để xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc,
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc:
Môi trường làm việc hiện tại là nơi thường xuyên diễn ra hành vi quấy rối này. Theo đó,
Hình thức thể hiện của hành vi quấy rối tình dục
Theo hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới dạng: “…trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.”
Phân loại hành vi quấy rối tình dục là như thế nào
Pháp luật đã phân chia cụ thể hành vi quấy rối tại nơi làm việc có thể thực hiện thông qua 03 loại bao gồm:
- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Ngoài ra,
4. Đề xuất giải pháp hạn chế quấy rối tại nơi làm việc:
Ở Việt Nam, các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thường khó chứng minh hành vi, hậu quả. Một phần do sự e ngại, sợ tai tiếng, sợ mất việc làm nên nạn nhân thường có xu hướng im lặng, chịu đựng. Họ giữ suy nghĩ im lặng thì sẽ tránh được phiền phức và đối tượng sẽ không lặp lại hành vi đó với mình. Tuy nhiên, im lặng không thể là giải pháp giải quyết vấn đề này một cách triệt để.
Để giải quyết vấn nạn quấy rối tình dục công sở, ta cần dựa trên các nền tảng về văn hóa, giáo dục, đạo đức kết hợp với công nghệ và pháp luật. Phương pháp cốt lõi là chủ động giáo dục; phòng ngừa là việc làm ưu tiên hàng đầu; kết hợp với các quy định, chế tài xử phạt nghiêm khắc, mang tính răn đe. Theo đó, có một số giải pháp đề xuất để hạn chế các hành vi quấy rối ở nơi làm việc như sau:
Thứ nhất: Xây dựng và thực hành văn hóa công sở, văn hóa ứng xử nơi công cộng, trong đó có Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ban hành. Các cá nhân và tổ chức cần thực hiện bộ quy tắc này một cách thực chất, dựa trên các giá trị cốt lõi của văn hóa tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì được môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, bình đẳng, tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực của người lao động. Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối nơi làm việc cần được lồng ghép thực hiện trong các phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công vụ do Chính phủ đã phát động.
Thứ hai: Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, có chế tài nghiêm khắc, có tính răn đe cao đối với các hành vi quấy rối tình dục để bảo vệ người bị quấy rối. Cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm điều tra, công khai danh tính những người xâm hại tình dục và nâng mức xử phạt hành chính hiện nay để họ không dám tái phạm.
Thứ ba: Cán bộ, công chức, lãnh đạo trong các tổ chức cần gương mẫu thực hiện văn hóa, chấp hành nghiêm túc quy tắc ứng xử văn minh nơi công sở/công cộng kết hợp việc quản lý nhân sự bằng công nghệ hiện đại. Các camera giám sát tại nên được đặt ở nhiều vị trí ở nơi làm việc và ở các nơi công cộng. Điều này góp phần làm hạn chế những hành vi lệch chuẩn do họ bị giám sát chặt chẽ; đồng thời, cung cấp những bằng chứng khách quan, xác thực nhất, giúp cho việc điều tra, truy tố hay xử phạt đúng người, đúng tội những hành vi quấy rối nơi công sở.
Thứ tư: Nâng cao nhận thức về việc phòng chống quấy rối liên quan đến tình dục của xã hội, đặc biệt là trong các tổ chức, doanh nghiệp, nơi làm việc thông qua các biện pháp giáo dục, đào tạo, truyền thông, xử lý nghiêm các vụ việc…
Với khóa đào tạo phòng và ứng phó quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc, VBCWE cam kết giúp doanh nghiệp bạn:
– Nâng cao nhận thức về QRTD tại nơi làm việc và cách phòng chống
– Hiểu rõ tác động của QRTD ảnh hưởng tới Người lao động và doanh nghiệp
– Nắm được kiến thức pháp luật cơ bản liên quan
– Hiểu lợi ích của việc phòng và ứng phó với QRTD đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như thương hiệu tổ chức
– Xây dựng các giải pháp để ngăn chặn QRTD tại nơi làm việc
Kết luận: Quấy rối tình dục đã và đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện tại. Bạn cần nắm bắt được hành vi quấy rối tình dục là như thế nào để có thể có những biện pháp đề phòng, xử lý, phản ứng phù hợp. Quấy rối tình dục thường xuyên xảy ra ở nơi công cộng và đặc biệt là tại các môi trường làm việc.