Trong hoạt động kinh doanh thương mại, để nhận diện được sản phẩm, doanh nghiệp thì không thể thiếu việc quảng cáo. Quảng cáo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vậy quảng cáo là gì? Đặc điểm, vai trò của quảng cáo thương mại như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quảng cáo là gì?
- 2 2. Đặc điểm của quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam:
- 3 3. Khái quát chung về quảng cáo thương mại:
- 4 4. Về vai trò của quảng cáo thương mại:
- 5 5. Vai trò của quảng cáo thương mại trong nền kinh tế thị trường:
- 6 6. Nội dung và phương tiện quảng cáo thương mại:
- 7 7. So sánh hàng hóa với nhau có vi phạm quảng cáo:
1. Quảng cáo là gì?
Nhận thấy rằng Quảng cáo xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, có lẽ từ khi bắt đầu có thành thị và buôn bán thì cũng có quảng cáo. Mỹ là nước đi đầu trong hoạt động quảng cáo trên các sóng điện từ, không phải ngẫu nhiên mà người ta ví các chương trình quảng cáo của Mỹ là một giấc mơ về nền văn minh Mỹ, một giấc mơ có sức hút kỳ lạ đối với hàng triệu người trên thế giới.
Quảng cáo gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường và nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Thực tiễn đã chứng minh khoa học và công nghệ phát triển đã kéo theo hoạt động quảng cáo ngày càng sôi động và phong phú hơn, quảng cáo xuất hiện nhiều nơi, được thể hiện bằng nhiều hình thức, truyền tài bằng nhiều phương tiện khác nhau…quảng cáo là hoạt động kinh tế nhưng đồng thời cũng là sự sáng tạo văn hóa và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng chính vì vậy cần đặt ra vấn đề trung thực
Vậy quảng cáo là gì mà lại cần đặt ra vấn đề trung thực? để tìm hiểu vấn đề một cách rộng hơn dựa trên những phương diện khác nhau.
– Dưới góc độ kinh tế: Theo từ điển Kinh tế thị trường “ quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhắm tranh thủ được nhiều khách hàng”
– Dưới góc độ pháp lý:
Theo
Trong khi đó, Luật Quảng cáo quy định về quảng cáo như sau: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”
Kết luận: Tuy nhiên, trong phạm vi này sẽ chỉ đề cập quảng cáo thương mại, vì vậy sẽ tiếp theo sẽ tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, tùy theo từng trường hợp tiếp cận cụ thể.Theo nghĩa hẹp :Quảng cáo là khái niệm chỉ bao gốm các hoạt động, các hình thức xúc tiến thương mại đơn thuần mang tính chất giới thiệu hàng hóa, sản phẩm mà không có các hoạt động mua bán, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trực tiếp, tức là không bao gồm hình thức quảng cáo tại hội chợ triển lãm
Theo nghĩa rộng: Quảng cáo là tất cả các hoạt động, hình thức giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả hoạt động giới thiệu tại hội chợ triển lãm.
2. Đặc điểm của quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Ở góc độ ngôn ngữ học, quảng cáo có nghĩa là thông báo, thông tin một cách rộng rãi, nhằm thu hút sự chú ý của mọi người đến đối tượng được quảng cáo. Từ điển “Quảng cáo” (Advertising) định nghĩa: “Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền, có tính đơn phương không dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp, mọi phương tiện thông tin nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu..hoặc một tổ chức được nêu tên trong quảng cáo đó”.
Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật mà cơ bản là
Còn theo quy định tại Điều 102
Đặc điểm của quảng cáo thương mại
Thứ nhất, chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhận thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện. Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua các hợp đồng dịch vụ.
Thứ ba, cách thức xúc tiến thương mại. Trong hoạt động quảng cáo, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng.
Thứ tư, mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu hành hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.
Nói chung, quảng cáo hay quảng cáo thương mại đều có tính chất đơn phương, nghĩa là bên quảng cáo hay bên được thuê thưc hiện dịch vụ quảng cáo đưa thông tin có tính một chiều. Trong quảng cáo thường không có đối thoại mà chỉ có độc thoại và mang tính tự đề cao mình, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến ngươi tiêu dùng, công chúng nếu không có sự quản lí chặt chẽ từ phía các cơ quan nhà nước, kiểm soát tính trung thực của thông tin được quảng cáo.
3. Khái quát chung về quảng cáo thương mại:
Theo Điều 102 Luật Thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”
Theo đó, quảng cáo thương mại có các đặc điểm:
Quảng cáo thương mại thực chất là một hoạt động quảng cáo, vì vậy, quảng cáo thương mại mang những đặc điểm chung của quảng cáo: Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền; Quảng cáo mang tính đơn phương, chỉ có thông tin từ phía người quảng cáo; Quảng cáo không chỉ dành riêng cho cá nhân đơn lẻ mà quảng cáo hướng tới toàn thể mọi người nhằm mục tiêu đã định của người quảng cáo; Quảng cáo phải thông qua phương tiện trung gian để truyền tải thông tin đến các đối tượng.
Quảng cáo thương mại ngoài những đặc điểm chung vốn có của hoạt động quảng cáo thì còn có các đặc điểm pháp lý sau:
Thứ nhất, Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng cáo để khuếch trương hàng hóa, dịch vụ của mình. Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện việc quảng cáo cho mình và phải trả chi phí dịch vụ vì việc đó.
Thứ ba, về cách xúc tiến thương mại. Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng.
Thứ tư, mục đích trực tiếp của quảng cáo là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Như vậy, thông qua quảng cáo, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa, dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vục của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại
4. Về vai trò của quảng cáo thương mại:
Thứ nhất, đối với thương nhân:
Nhờ có quảng cáo, các thương nhân có thể đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua, mở rộng thị phần của mình trên thị trường, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách tạo ra một sự hiện diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng bằng việc nâng cao tần suất và mật độ quảng cáo cho sản phẩm của mình của thương nhân.
Ngoài ra, quảng cáo còn góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng của thương nhân, giảm được một lượng lớn chi phí phải bỏ ra trong việc phân phối sản phẩm vì khách hàng sẽ tự tìm đến mua sản phẩm của thương nhân. Nếu các thương nhâ làm tốt công việc truyền tải thông tin về sản phẩm, gây được ấn tượng tốt cho người tiêu dùng về sản phẩm của mình thì thương nhân đó có thể sẽ khai thác được thị trường đó một cách hiệu quả nhất.
Quảng cáo thương mại cũng giúp duy trì thương hiệu của thương nhân trong mắt người tiêu dùng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hình ảnh của thương nhân trước các thương nhân khác.
Thứ hai, đối với người tiêu dùng:
Quảng cáo đem đến cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ; mang đến cho họ sự lựa chọn có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ hay không; giúp họ biết đến thương hiệu, giá cả, địa điểm mua bán sản phẩm…
Quảng cáo thương mại đã góp phần định hướng cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động quảng cáo mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ thông qua việc tiếp cận với các thông tin về sản phẩm từ quảng cáo thương mại.
Thứ ba, đối với xã hội:
Quảng cáo là phương tiện truyền tải thông tin chủ yếu về hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Chính vì thế, khi nguồn thông tin quảng cáo được đưa tới khách hàng sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của họ, thương nhân sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn, có thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao tổng sản phẩm quốc nội. Quảng cáo thương mại cũng góp phần hình thành nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng và thương nhân.
Hoạt động quảng cáo phát triển mạnh sẽ dẫn đến việc hình thành ngành nghề quảng cáo với tư cách là một hoạt động thương mại độc lập. Chính ngành nghề này sẽ thu hút được một lượng lớn lao động góp phần tạo ra thu nhập cho các thương nhân, người lao động hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
5. Vai trò của quảng cáo thương mại trong nền kinh tế thị trường:
“Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa của mình” (Theo quy định tại Điều 102 Luật thương mại 2005 )
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, quảng cáo thương mại ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội.
+ Đối với thương nhân : Quảng cáo thương mại là một công cụ hữu hiệu để xúc tiến thương mại. Đối với sản phẩm mới xuất hiện hoặc sắp tung ra thị trường thì giúp giới thiệu thông tin đến người tiêu dùng gây được chú ý của họ, tìm kiếm cơ hội thi lợi nhuận. Đối với các sản phẩm đã có mặt và quen thuộc thì duy trì sự tín nhiệm, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Thúc đẩy việc bán sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, thu lợi nhuận, tăng doanh số bán hàng.
Hàng năm công ty điện tử viễn thông quân đội Viettel chi không dưới vài tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, để có được mẫu quảng cáo truyền hình” Nâng niu bàn chân Việt” thậm chí để được khán giả yêu thích, Biti’s bỏ ra chi phí 15.000 USD, thậm chí lên tới hàng triệu USD. Bên cạnh vai trò giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến với công chúng, quảng cáo còn góp phần củng cố và phát triển thế lực của công ty trên thị trường, đánh bóng tên tuổi của mình “ Giá như mọi thứ đều bền như Electroluc”.
+ Đối với người tiêu dùng : Vai trò đầu tiên mà quảng cáo thương mại mang lại đó là thông tin về hàng hóa, sản phẩm dịch vụ đồng thời mang tới cho họ sự lựa chọn và quyết định mua hay sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó. Tùy từng lứa tuổi, sở thích, giới tính, nhu cầu khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy cho mình loại mặt hàng phù hợp nhất : Có thể thấy ví dụ rất điển hình ở mặt hàng sữa , đối với bé còn nhỏ, các bà mẹ có thể chọn sữa Cô gái Hà Lan 1,2,3 lớn hơn có thể chọn 4,5,6 người già có thể chọn Anlenne.
+ Đối với nền kinh tế : Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh thương mại mạnh mẽ như hiện nay, vai trò của quảng cáo thương mại là không thể phủ định. Quảng cáo thương mại là một hình thức xúc tiến thương mại, đóng vai trò là cầu nối giữa người bán hàng và người mua, người sản xuất với người tiêu dùng. Góp phần thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường của quốc gia đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Quảng cáo thương mại giới thiệu hàng hóa, dịch vụ thông qua sản phẩm và phương tiện quảng cáo để xúc tiến thường mại. Ở Việt Nam người tiêu dùng khó có thể biết tới “ OMO chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” nếu như UNILERVER không tung ra những chiến dịch quảng cáo rộng khắp trên phương tiện truyền thanh và truyền hình với những thông điệp quảng cáo đầy tính nhân văn như “ Tết làm điều phúc, sung túc cả năm”, hay những chiến dịch nhiều hoạt động hướng tới những người có hoàn cảnh khó khăn như “ Trái tim cho em” của Viettel, chương trình “Vươn cao Việt Nam” hướng tới những trẻ em nghèo ở vùng dân tộc thiểu số của Vinamilk, khi khách hàng hưởng ứng những chương trình này có nghĩa là họ đã yêu mến các thương hiệu đó.
6. Nội dung và phương tiện quảng cáo thương mại:
Nội dung quảng cáo bao gồm nhưng thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như thương hiệu, loại sản phẩm, tính ưu việt, tiện ích… của thương nhân hoặc thông tin về thương nhân mà chủ quảng cáo muốn thể hiện nhằm thông báo, giới thiệu rộng rãi tới công chúng.
Nội dung quảng cáo được ghi nhận và thể hiện thông qua sản phẩm quảng cáo.
Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung quảng cáo và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và cả hình thức tương tự như một clip quảng cáo sản phẩm dưỡng trắng da toàn thân. Nội dung sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo lành mạnh, đúng sự thật, không gây hiểu nhầm cho khách hàng.
Nghiêm cấm sử dụng sản phẩm quảng cáo chứa đựng thông tin so sánh trực tiếp giữa hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác (trừ so sánh với hàng giả, hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp); Các sản phẩm quảng cáo có hình ảnh, âm thanh, cấu trúc… giống với sản phẩm quảng cáo của thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; Các sản phẩm quảng cáo có nội dung không đúng sự thật, tự khẳng định vị trí cao nhất của mình mà không có bằng chứng hợp lệ bằng văn bản.
Phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như:
– Báo chí;
– Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác;
– Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ;
– Bảng quảng cáo, băng – rôn, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo;
– Phương tiện giao thông;
– Hội chợ, hội thảo, hội nghi, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao;
– Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
– Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
7. So sánh hàng hóa với nhau có vi phạm quảng cáo:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi làm video clip dùng giấy quỳ tím để kiểm tra độ PH của các loại sữa rữa mặt và so sánh kết quả rồi sau đó up lên Youtube thì có vi phạm luật quảng cáo không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Căn cứ Điều 8 Luật quảng cáo 2012 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
“1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo 2012.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.”
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn dùng quỳ tím để đo độ PH giữa các loại sữa rửa mặt với nhau mà trong đó không có sản phẩm hàng hóa của mình thì đó không phải là hành vi so sánh trực tiếp chất lượng hàng hóa nên không phải là hành vi bị cấm trong quảng cáo.
Như vậy, nếu bạn có hành vi so sánh các sản phẩm của các đơn vị khác nhau nêu trên được coi là không vi phạm quy định về quảng cáo. Nhưng nếu kết quả đó hình thành từ việc so sánh sản phẩm của bạn với các tổ chức khác thì so sánh đó vi phạm quy định về quảng cáo. Và đây còn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 45 Luật cạnh tranh:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.