Quan trắc môi trường lao động là một thuật ngữ khá xa lạ với người lao động. Vậy quan trắc môi trường lao động là gì? Người sử dụng lao động kiểm soát các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc như thế nào? Quy định và ý nghĩa của quan trắc môi trường lao động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quan trắc môi trường lao động là gì?
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động nơi làm việc. Nơi làm việc phải đảm bảo đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng , bụi, hơi, khí độc, phóng xạ , điện từ trường,…và những yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố khác. Hàng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
– Quan trắc môi trường lao động là việc làm bắt buộc mà Nhà nước quy định đối với các đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng người lao động. Tất cả các đơn vị đều phải thực hiện quan trắc môi trường bất kể quy mô lớn hay nhỏ.
– Theo khoản 10 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
2. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc:
– Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
– Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
– Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.
+ Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:
+
+ Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
+ Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
– Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư,
Như vậy quan trắc môi trường lao động là việc làm rất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động. Nếu thuộc những trường hợp trên, đơn vị sẽ tiến hành quan trắc môi trường lao động.
3. Các quy định của pháp luật về quan trắc môi trường lao động:
3.1. Các nguyên tắc khi thực hiện quan trắc môi trường:
– Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
– Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my như sau:
+ Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt.
+ Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại.
+ Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi.
+ Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực. đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý. đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động.
+ Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng.
+ Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng – toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu
Những yếu tố trên phải đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70%
– Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
– Quan trắc môi trường lao động bảo đảm được thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động; Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
– Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
+ Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
+ Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
– Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
3.2. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động:
– Bước 1: Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
– Bước 2: Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
– Bước 3:
– Lưu ý: Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
+ Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
+ Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
+ Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Ý nghĩa của quan trắc môi trường lao động:
– Hiện nay, với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có nhiều ngành nghề mà ở đó có nhiều yếu tố gây độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Do đó người sử dụng lao động cần thực hiện quan trắc môi trường lao động để đảm bảo mọi yếu tố của môi trường sẽ được đánh giá, kiểm tra một cách chính xác, khách quan. Từ đó có những phương án và hình thức xử lý kịp thời đối với môi trường làm việc.
– Người lao động cần làm việc trong môi trường lành mạnh, an toàn, trong sạch nên việc quan trắc môi trường lao động sẽ hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp để đánh giá môi trường lao động
– Quá trình thực hiện quan trắc môi trường sẽ giúp cho người sử dụng lao động đưa ra được những báo cáo, phân tích có lợi trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đảm bảo lợi ích cho người lao động cũng như người sử dụng lao động. Khi phát hiện ra những yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe người lao động các nhà quản lí sẽ đến trực tiếp kiểm tra đánh giá.
Các văn bản pháp luật có liên quan bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
–