Việc xây dựng lực lượng dự bị động viên luôn là một trong số những vấn đề lớn có tính chiến lược của mỗi quốc gia. Cũng chính bởi vì vậy, đất nước ta cần phải xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh toàn diện. Cùng nhau tìm hiểu quân nhân dự bị hạng 2 là gì?
Mục lục bài viết
1. Quân nhân dự bị hạng 2 là gì?
Lực lượng dự bị động viên tại Khoản 1, Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên giải thích như sau: “ Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.”
Lực lượng dự bị động viên thông thường sẽ được xây dựng nhằm mục đích chính đó là để bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội. Quân nhân dự bị được biết đến là đối tượng có ý nghĩa quan trọng thuộc lực lượng dự bị động viên và bao gồm các sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghĩa vụ quân sự chính là nghĩa vụ vẻ vang của các công dân đã và đang được phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Trong đó, các chủ thể là những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị chính là các công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sẽ được chia thành các loại như sau: hạ sĩ quan, binh sĩ hạng một và hạ sĩ quan, binh sĩ hạng hai.
Pháp luật nước ta cũng quy định đối tượng gọi tập trung huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai sẽ thực hiện theo quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 24 Luật Nghĩa vụ quân sự.
Binh sĩ dự bị hạng hai bao gồm các đối tượng sau đây: Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ, đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng; Công nhân, viên chức quốc phòng không thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều Điều 24
2. Quy định về thời gian, nội dung huấn luyện:
Theo Điều 15, Nghị định 14/2016/NĐ-CP của Chỉnh Phủ quy định về thời gian, nội dung huấn luyện và việc chuyển hạng cho binh sĩ dự bị hạng hai thành binh sĩ dự bị hạng một như sau:
– Thời gian huấn luyện chuyển hạng cho binh sĩ dự bị hạng hai thành binh sĩ dự bị hạng một: 06 tháng.
– Nội dung huấn luyện chuyển hạng cho binh sĩ dự bị hạng hai thành binh sĩ dự bị hạng một, bao gồm: Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự, hậu cần, kỹ thuật.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quy định cụ thể đối với những nội dung, chương trình huấn luyện; số lần huấn luyện, thời gian huấn luyện của mỗi lần, nhưng 01 năm không quá 02 lần tập trung huấn luyện.
Binh sĩ dự bị hạng hai sau khi đã huấn luyện đủ thời gian, đủ nội dung trên thì được xét chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một.
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm phải ra quyết định và cấp giấy chứng nhận binh sĩ dự bị.
Việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai cần phải được thực hiện với đúng đối tượng, đủ số lượng và thời gian, đúng theo như nội dung, chương trình đã được quy định sẵn cho từng đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai cần phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân.
3. Các chế độ, chính sách binh sĩ dự bị hạng hai:
Trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây gọi tắt là thời gian tập trung huấn luyện), các chủ thể là những binh sĩ dự bị hạng hai sẽ được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Điều 16, Nghị định 14/2016/NĐ-CP của Chính Phủ với nội dung như sau:
– Thứ nhất: Chế độ phụ cấp đối với những binh sĩ dự bị hạng hai:
+ Các chủ thể là những binh sĩ dự bị hạng hai đang được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian những binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện được cơ quan, tổ chức nơi làm việc trả nguyên lương và các Khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công chức, viên chức đi công tác. Cơ quan, tổ chức đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì sẽ do nguồn ngân sách đó bảo đảm.
+ Binh sĩ dự bị hạng hai thuộc các đối tượng khác sẽ được đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện thực hiện việc chi trả cho các binh sĩ dự bị hạng hai một Khoản phụ cấp bằng mức phụ cấp quân hàm hai năm đầu của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm, đối với binh sĩ dự bị hạng hai khi các chủ thể này hiện chưa có cấp bậc quân hàm thì được hưởng phụ cấp quân hàm theo cấp bậc binh nhì.
Quy định về thời gian tính hưởng phụ cấp của binh sĩ dự bị hạng hai như sau: Nếu thời gian tập trung từ 05 ngày đến 15 ngày thì binh sĩ dự bị hạng hai sẽ được hưởng 1/2 tháng phụ cấp, nếu thời gian tập trung từ 16 ngày đến 31 ngày thì binh sĩ dự bị hạng hai sẽ được hưởng một tháng phụ cấp, nếu thời gian tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp của các binh sĩ dự bị hạng hai tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu; các binh sĩ dự bị hạng hai được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
– Thứ hai: Tiêu chuẩn quân trang, bảo đảm y tế và đồ dùng sinh hoạt đối với những binh sĩ dự bị hạng hai:
Binh sĩ dự bị hạng hai theo quy định của pháp luật có thời gian tập trung huấn luyện từ 05 ngày trở lên trong một đợt thì các binh sĩ dự bị hạng hai sẽ được cấp hoặc mượn quân trang, bảo đảm y tế và đồ dùng sinh hoạt theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Thứ ba: Tiêu chuẩn ăn đối với những binh sĩ dự bị hạng hai:
Binh sĩ dự bị hạng hai theo quy định sẽ được hưởng tiêu chuẩn ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ trong thời gian tập trung huấn luyện.
– Thứ tư: Trợ cấp gia đình trong thời gian tập trung huấn luyện đối với những binh sĩ dự bị hạng hai:
+ Các chủ thể là những binh sĩ dự bị hạng hai đang hưởng tiền lương, tiền công của cơ quan, tổ chức, có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gia đình của những binh sĩ dự bị hạng hai sẽ được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,025 so với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi tắt là mức lương cơ sở) tại thời Điểm binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện.
+ Các chủ thể là những binh sĩ dự bị hạng hai không hưởng tiền lương, tiền công của cơ quan, tổ chức, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với mức lương cơ sở tại thời Điểm binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện.
– Thứ năm: Chế độ, chính sách khi ốm đau, bị tai nạn rủi ro, bị thương hoặc chết:
+ Các chủ thể là những binh sĩ dự bị hạng hai đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế mà trong thời gian tập trung huấn luyện nếu binh sĩ dự bị hạng hai đó bị ốm đau, bị tai nạn rủi ro, bị thương hoặc chết thì được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Các chủ thể là những binh sĩ dự bị hạng hai chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian tập trung huấn luyện nếu ốm đau, bị tai nạn rủi ro, bị thương hoặc chết được hưởng trợ cấp theo quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 16, Nghị định 14/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
+ Các chủ thể là những binh sĩ dự bị hạng hai trong thời gian tập trung huấn luyện nếu như bị thương hoặc chết, thì các chủ thể này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét nếu đủ Điều kiện là thương binh hoặc liệt sĩ thì những binh sĩ dự bị hạng hai này sẽ được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng, được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương cơ sở đối với thương binh, 60 tháng lương cơ sở đối với những thân nhân liệt sĩ.
+ Cần lưu ý trong trường hợp binh sĩ dự bị hạng hai chết do tái phát vết thương trong thời gian tập trung huấn luyện, thì chủ thể là người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại tháng chết.
+ Các trường hợp binh sĩ dự bị hạng hai quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều Điều 16, Nghị định 14/2016/NĐ-CP của Chính Phủ nếu chết thì sẽ được tổ chức tang lễ theo nghi thức quân đội do Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.
Ta nhận thấy, các quy định về binh sĩ dự bị hạng hai hiện nay là khá đầy đủ và chi tiết. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý quan trọng được sử dụng để nhằm điều chỉnh đối với đối tượng này, hơn nữa, các quy định được nêu cụ thể bên trên sẽ tạo nên nền tảng cho công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên cũng như góp phần bảo đảm quyền lợi của các binh sĩ dự bị hạng hai.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019.
– Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
– Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.