Chế định miễn hoặc giảm viện phí là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, trong đó bao gồm cả các đối tượng là quân nhân đã phục viên. Vậy thì, quân nhân đã phục viên liệu có được miễn hoặc giảm viện phí hay không?
Mục lục bài viết
1. Quân nhân đã phục viên có được miễn, giảm viện phí không?
1.1. Pháp luật về quân nhân đã phục viên:
Khi tìm hiểu các quy định của pháp luật về quân nhân đã phục viên, thì trước tiên cần phải hiểu: quân nhân đã phục viên là gì? Quân nhân đã phục viên là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ phục vụ và hoạt động trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, được tuyển chọn và tuyển dụng theo đúng quy định của pháp luật phù hợp với chức danh, và được phong quân hàm quân nhân theo trình tự và thủ tục luật định bởi các chủ thể có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Luật Quân dân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 hiện hành thì có thể thấy, vấn đề phục viên của quân nhân được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, các hình thức thôi phục vụ tại ngũ bao gồm: phục viên, nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc chuyển ngành phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, để được thôi phục vụ tại ngũ thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định của pháp luật và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
– Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm trở lên, và nữ quân nhân chuyên nghiệp có độ tuổi từ đủ 20 năm phục vụ trong lực lượng quân đội nhân dân trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà các cơ sở quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng các lực lượng này;
– Các trường hợp là quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi có sự suy giảm về sức khỏe phù hợp với quy định của pháp luật;
– Các chủ thể là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi các chủ thể có thẩm quyền đồng ý và được các cơ quan tổ chức nơi chuyển ngành tiếp nhận;
– Hoặc là quân nhân chuyên nghiệp không thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ được phục viên.
Như vậy theo quy định trên thì có thể thấy, phục viên là một khái niệm để chỉ hình thức thôi phục vụ tại ngũ đối với các chủ thể là quân nhân chuyên nghiệp. Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc các trường hợp theo đúng quy định của pháp luật đó là được nghỉ hưu, được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe của họ bị suy giảm, hoặc đang phục vụ tại ngũ nay được chuyển ngành thì khi đó sẽ được phục viên.
1.2. Quân nhân đã phục viên có được miễn, giảm viện phí không?
Căn cứ theo Điều 6 của Thông tư
Thứ nhất, các đối tượng là quân nhân đã phục viên sẽ được miễn tiền viện phí khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Quân nhân phục viên có hộ khẩu hoặc có nơi cư trú ổn định, thường xuyên, lâu dài tại các xã thuộc vùng sâu vùng xa, các xã vùng núi cao hoặc biên giới hải đảo, các xã thuộc diện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ, các xã thuộc những địa danh theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đối tượng là quân nhân phục viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và có giấy chứng nhận của địa phương, đó là cơ quan Lao động – thương binh và xã hội cấp quận huyện hoặc cấp tương đương;
– Các đối tượng là quân nhân phục viên mất một trong các chứng bệnh như lao, tâm thần bệnh dại cần phải được tiêm phòng và điều trị, bệnh phong, hoặc bệnh sốt rét. Hoặc quân nhân đã phục viên tái phát lại các bệnh cũ trong thời gian phục vụ tại quận ngũ (theo hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện trong thời gian tại ngũ phù hợp với quy định của pháp luật);
– Trong thời hạn tại ngũ, thì quân nhân phục viên này đã có từ ba năm trở lên công tác ở những địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc quân nhân phục viên này đã tiến hành các hoạt động công tác ở nơi có phụ cấp khu vực từ mức độ 0.7 trở lên hoặc các đối tượng là quân nhân đã phục viên trước đó đã tiến hành làm nghe và các công việc đặc biệt nặng nhọc, hoạt động trong môi trường độc hại và nguy hiểm thuộc các danh mục do Bộ Lao động – thương binh và xã hội quy định. Thời gian công tác và hoạt động các công việc trên nếu gián đoạn thì sẽ được cộng dồn theo quy định của pháp luật với mục đích để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng là quân nhân phục viên;
– Tuy nhiên, đối với các trường hợp mà quân nhân phục viên không thuộc các quy định nêu trên thì sẽ được giảm 50% tiền viện phí.
Thứ hai, các đối tượng là quân nhân phục viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ không được miễn hoặc giảm tiền viện phí, cụ thể như sau: Quân nhân phục viên bị thương tích do cố ý đánh nhau hoặc tự gây thương tích cho chính bản thân mình;
– Quân nhân phục viên phải nhập viện với lý do say rượu hoặc bia hoặc những hậu quả khác do rượu bia gây ra;
– Quân nhân phục viên nhập viện với lý do dùng các chất ma túy và các chất kích thích khác trái với quy định của pháp luật, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc nhiễm HIV/AIDS do các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức gây nên.
Như vậy thì đối với câu hỏi: quân nhân phục viên có được miễn hoặc giảm miễn phí hay không? Thì theo như quy định đã phân tích ở trên, tùy vào từng tình hình thực tế khác nhau mà quân nhân phục viên vẫn sẽ thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền viện phí.
2. Quy định về quyền lợi và trách nhiệm của quân nhân phục viên khi khám bệnh, chữa bệnh:
Căn cứ theo Điều 5 của Thông tư
Thứ nhất, về quyền lợi:
– Quân nhân phục viên sẽ được khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và nội trú;
– Quân nhân phục viên sẽ được bảo đảm trong quá trình khám bệnh, làm các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán và điều trị, hỗ trợ thuốc, làm các thủ thuật và phẫu thuật, sử dụng giường bệnh như đối với quân nhân đang công tác có cùng bậc lương.
Thứ hai, về trách nhiệm:
– Quân nhân phục viên phải đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y theo tuyến;
– Quân nhân phục viên phải xuất trình hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư 107/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp phục viên. Trường hợp cấp cứu thì được tiếp nhận ngay, sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày tiếp nhận, quân nhân phục viên phải hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định với bệnh viện;
– Quân nhân phục viên phải nộp tiền viện phí, tiền sổ khám bệnh theo mức quy định;
– Quân nhân phục viên phải bảo quản và không cho người khác mượn sổ khám bệnh;
– Quân nhân phục viên phải trả lại sổ khám bệnh cho chủ thể có thẩm quyền là Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.
3. Tuyến khám bệnh, chữa bệnh và đăng ký khám bệnh, chữa bệnh đối với quân nhân phục viên:
Căn cứ theo Điều 3 của Thông tư 107/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp phục viên, thì vấn đề về tuyến khám bệnh, chữa bệnh cũng như đăng ký khám bệnh, chữa bệnh đối với quân nhân phục viên được ghi nhận như sau:
– Tuyến khám bệnh và chữa bệnh đối với các đối tượng là quân nhân phục viên được xác định là các bệnh viện quân y gần nhất nơi mà quân nhân phục viên có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi quân nhân phục viên đó cư trú ổn định và lâu dài, các bệnh viện quân y này phải thuộc cơ sở khám bệnh và chữa bệnh theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 107/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp phục viên;
– Đối với trường hợp quân nhân phục viên rơi vào tình trạng cấp cứu thì sẽ được khám chữa bệnh tại bất kỳ bệnh viện quân y nào gần nhất theo quy định của Bộ Quốc phòng, trường hợp này thì sẽ không phân biệt tuyến khám chữa bệnh và không phân biệt khu vực, sau giai đoạn cấp cứu thì đối với trường hợp quân nhân phục viên đã ổn định và cần được điều trị ở tuyến trên thì khi đó sẽ chuyển quân nhân phục viên về bệnh viện quân y theo tuyến đã quy định. Đối với các quyền lợi về khám chữa bệnh cũng như chế độ miễn giảm viện phí của quân nhân phục viên thì sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư 107/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp phục viên;
– Các đối tượng là quân nhân phục viên về địa phương sẽ cần phải đăng ký với Ban Chỉ huy quân sự cấp quận huyện, thị xã trực thuộc tỉnh. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khám chữa bệnh của quân nhân phục viên, thì ngay trong ngày hôm đó, ban chỉ huy quân sự cấp huyện sẽ phải có trách nhiệm cấp
– Các bệnh viện quân y thuộc tuyến khám chữa bệnh của quân nhân phục viên sẽ phải căn cứ vào
– Đối với trường hợp mà các đối tượng là quân nhân phục viên thay đổi bệnh viện quân y để tiến hành khám chữa bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do di chuyển nơi cư trú … thì khi đó trình tự và thủ tục đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện quân y mới sẽ được tiến hành và thực hiện theo giấy giới thiệu của chủ thể có thẩm quyền đó là Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (nơi mà quân nhân phục viên mới đến cư trú) và sổ khám bệnh của bệnh viện cũ;
– Đối với trường hợp quân nhân phục viên thuộc các đối tượng theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 107/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp phục viên, có nguyện vọng khám chữa bệnh tại bệnh viện quân y theo tuyến thì khi đó quân nhân phục viên sẽ tiến hành đăng ký với cơ quan bảo hiểm y tế cấp địa phương và được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015;
– Thông tư 107/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp phục viên.