Đối tượng quản lý và sử dụng? Chế độ quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng đại sứ của cơ quan? Chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài? Đối với quản lý, sử dụng máy móc thiết bị và tài sản khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài?
Tài sản công là một cụm từ mang khái niệm rất rộng, bởi nhà nước đầu tư tài sản để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Và để đảm bảo tài sản nhà nước đảm bảo tài sản được sử dụng đúng chức năng, phát huy hết tác dụng tránh tình trạng lãng phí, thất thoát thì việc quy định những nội dung liên quan đến việc sử dụng và quản lý tài sản công của nhà nước ở nước ngoài là việc vô cùng quan trọng. Vậy quản lý và sử dụng tài sản công của Nhà nước ở ngoài được quy định như thế nào? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
- Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
- Nghị định số 166/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng quản lý và sử dụng:
- 2 2. Chế độ quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng đại sứ của cơ quan:
- 3 3. Chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài:
- 4 4. Đối với quản lý, sử dụng máy móc thiết bị và tài sản khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài:
1. Đối tượng quản lý và sử dụng:
Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà nước, nhà riêng Đại sứ như Trụ sở của Đại sứ quán, Lãnh sự quán, nhà ở của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài..
Xe ô tô và phương tiện vận tải khác: Ví dụ như ô tô, bán tải, xe vận chuyển hàng hóa…
Máy móc, thiết bị: Điện thoại, bộ đàm, quốc kỳ, máy tính,…
Tài sản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Để phục vụ cho quá trình làm việc và hoạt động tại các nước sở tại thì hầu hết những tài sản liên quan đến hoạt động của các cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan như Đại sứ quản, Lãnh sự quán…sẽ được Nhà nước Việt Nam hỗ trợ, quản lý…để tránh trường hợp gây thất thoát, ảnh hưởng đến kinh phí nước nhà. Ngoài ra, việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam ban hành theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại nước ngoài được áp dụng theo thứ tự quy định tại Điều 49 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam ban hành và pháp luật có liên quan, cụ thể:
– Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước sở tại là thành viên như Các điều ước của Tổ chức hải quan thế giới (WCO), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các điều ước khu vực, các điều ước quốc tế đa phương khác, điều ước quốc tế song phương…
– Pháp luật của nước sở tại;
– Pháp luật của Việt Nam.
2. Chế độ quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng đại sứ của cơ quan:
Thứ nhất, đối với hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
Việc thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 9 của Nghị định số 166/2017/NĐ-CP như sau:
– Chưa có trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ;
– Diện tích trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ hiện có thiếu so với tiêu chuẩn, định mức làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ bị xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng;
– Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc quyết định và chấp nhận dự án đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Và để đảm hoạt động xây dựng an toàn, chất lượng thì cần phải tuân thủ theo
Thứ hai, thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và nhà riêng Đại sứ: Giá thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ phù hợp với giá thuê nhà, đất có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương của nước sở tại bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định. Thẩm quyền quyết định sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo dự toán ngân sách được giao và quyết định việc bồi thường hoặc sửa chữa do trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ bị hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng trên cơ sở hợp đồng thuê.
Thứ ba, quy định về khoản kinh phí sử dụng nhà ở
– Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được áp dụng trong trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không có nhà ở để bố trí cho chức danh có tiêu chuẩn và chức danh đó đăng ký thực hiện khoán.
– Mức khoán kinh phí được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức quy định.
Thứ tư, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
Cải tạo nâng cấp trụ sở là việc cần thiết đối với những cơ sở, nhà ở, nhà riêng Đại sử bởi sau một thời gian sử dụng chất lượng công trình sẽ bị giảm xuống. Do đó, việc cải tạo, nâng cấp có vai trò quan trọng và việc cải tạo, nâng cấp cần phải đảm bảo theo những quy định dưới đây:
-Việc cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
– Trường hợp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ xuống cấp, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lập dự án cải tạo, nâng cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án cải tạo lớn, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Như vậy, việc quản lý và sử dụng tài sản công của Nhà nước đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ xuống cấp, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài cần phải đảm bảo theo quy định nêu trên và được hướng dẫn cụ thể tại
3. Chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài:
Thứ nhất, số lượng xe tối được trang bị
- Căn cứ vào các chức danh của cơ quan đại diện tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất công việc được bố trí xe ô tô phục vụ công tác theo quy định của Thủ trưởng cơ quan đại diện và căn cứ vào số lượng biên chế không bao gồm các chức danh đã được trang bị xe Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan đại diện theo định mức sau:
STT | Số lượng biên chế (người) | Số xe tối đa được trang bị (chiếc) |
1 | Từ 01 – 03 | 01 |
2 | Từ 04 – 06 | 02 |
3 | Từ 07 – 12 | 03 |
4 | Từ 13 – 19 | 04 |
5 | Từ 20 – 30 | 06 |
6 | Từ 31 – 40 | 08 |
7 | Từ 41 – 50 | 09 |
8 | Trên 50 | 10 |
- Mức giá được áp dụng đối với việc mua ô tô được tính như sau:
+ Mỗi cơ quan đại diện được mua 01 xe ô tô với mức giá tối đa 45.000 USD/xe.
+ Số xe còn lại được mua với mức giá tối đa 35.000 USD/xe.
Đối với những cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài quy định số lượng xe sử dụng để phục vụ dựa vào số lượng biên chế của cơ quan, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được xác định như sau:
STT | Số lượng biên chế (người) | Số xe tối đa được trang bị (chiếc) |
1 | Từ 01 – 03 | 01 |
2 | Từ 04 – 06 | 02 |
3 | Trên 06 | 03 |
Thứ hai, mua sắm xe ô tô và phương tiện vận tải khác
– Việc mua sắm xe ô tô và phương tiện vận tải khác được thực hiện trong các trường hợp chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
– Thẩm quyền: Sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc mua sắm xe ô tô và phương tiện vận tải khác phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý trong dự toán ngân sách được giao hàng năm, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ ba, thuê xe ô tô và phương tiện vận tải khác
– Việc thuê xe ô tô và phương tiện vận tải khác được thực hiện trong các trường hợp như Nhà nước không có tài sản để giao, không thuộc trường hợp được khoán kinh phí, sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên, việc thuê tài sản hiệu quản hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
– Giá thuê xe ô tô và phương tiện vận tải khác phù hợp với giá thuê của phương tiện tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra còn có những quy định đối với trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa, bán, thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác. Đây là những vấn đề phát sinh xung quanh quá trình sử dụng phương tiện xe và phương tiện khác. Và cần phải đảm bảo theo quy định để đảm bảo kinh phí nhà nước tại nước ngoài.
4. Đối với quản lý, sử dụng máy móc thiết bị và tài sản khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài:
Thứ nhất, mua sắm máy móc, thiết bị và tài sản khác
-Việc mua sắm máy móc, thiết bị và tài sản khác được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, cụ thể là trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm máy móc, thiết bị; quyết định việc mua sắm tài sản khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.
Thứ hai, thuê máy móc, thiết bị và tài sản khác
– Việc thuê máy móc, thiết bị và tài sản khác được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Cụ thể: Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp khoán kinh phí theo quy định, sử dụng trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên, việc thuê tài sản hiệu quả hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
– Kinh phí: Giá thuê máy móc, thiết bị và tài sản khác được xác định phù hợp với giá thuê của máy móc, thiết bị và tài sản khác tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP và được tính với công thưc sau đây:
Mức khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến/tháng | = | Giá mua mới máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trên thị trường | : | Thời gian sử dụng máy móc, thiết bị theo quy định (năm) | : | 12 tháng |
Thứ ba, thanh lý máy móc, thiết bị và tài sản khác
– Việc thanh lý máy móc, thiết bị và tài sản khác được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
– Trường hợp máy móc, thiết bị và tài sản khác liên quan đến bí mật, bảo tồn quốc gia thực hiện thanh lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thanh lý máy móc, thiết bị và tài sản khác.
– Số tiền thu được từ thanh lý máy móc, thiết bị và tài sản khác được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước,
Như vậy, việc quản lý và sử dụng tài sản công của Nhà nước ở nước ngoài sẽ được áp dụng đối với những loại tài sản phục vụ cho công tác, quá trình làm việc hiệu quả tại các nước sở tại. Tuy nhiên, việc thực hiện, sử dụng phải đảm bảo theo đúng với quy định của nước ta, ngoài ra còn có các điều ước, pháp luật tại nước sở tại.