Quy định quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam? Quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động cho vay ngang hàng?
Mục lục bài viết
1. Quy định quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam:
Các hoạt động kinh doanh huy động tiền gửi hoặc cấp tín dụng phải tuân thủ các quy định của
Đa số công ty P2P hiện nay hoạt động dưới hình thức tư vấn tài chính khi chưa được NHNN cấp phép, có nghĩa việc huy động và cho vay là không được phép. Các định chế tài chính trung gian phải chịu sự điều chỉnh của NHNN, UBCKNN hoặc Bộ Tài chính, trong khi các công ty P2P chỉ chịu sự điều chỉnh của nơi cấp phép là Sở Kế hoạch – Đầu tư.. Có thể thấy các quy định pháp lý và vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động P2P lending vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Trên cơ sở quan điểm, định hướng của Đảng, Chính phủ đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển CMCN 4.0. Theo đó, chỉ thị số 16/CT–TTg, năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. NHNN năm 2017 đã thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực Fintech nhằm mục tiêu xây dựng và quản lý hệ sinh thái Fintech cho các công ty tài chính công nghệ có môi trường hoạt động lành mạnh, phát triển.
Quyết định số 2617/QĐ– NHNN ban hành năm 2018 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 34 QĐ/NHNN năm 2019 về Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Về vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động P2P lending, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 999/QĐ–TTg ngày 12/8/2019 phê duyệt Đề án kinh tế chia sẻ, trong đó giao NHNN nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong hoạt động ngân hàng và nghiên cứu cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 2617/QĐ–NHNN ngày 28/12/2018 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; trong đó, có giải pháp nghiên cứu và đề xuất quy định quản lý hoạt động P2P lending. Đây là những bước đi đầu tiên của NHNN trong lĩnh vực quản lý các công ty Fintech trong đó có P2P lending.
Trước bối cảnh hoạt động P2P lending góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng thêm khả năng và tạo kênh tiếp cận nguồn lực tài chính tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều rủi ro tác động đến nền kinh tế và gây bất ổn đến an sinh xã hội đặt ra yêu cầu cho cơ quan quản lý, đứng đầu là NHNN cần nhanh chóng phối hợp với Ủy ban kiểm soát tài chính quốc gia và với các bộ, ngành như Bộ Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Tư pháp,.. liên quan để nghiên cứu, đề xuất xây dựng biện pháp, sớm có khuôn khổ pháp lý phù hợp để quản lý hoạt động cho vay ngang hàng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì phối hợp với bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech; đồng thời, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech và hoạt động cho vay ngang hàng phù hợp tại Việt Nam tiến tới xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho lĩnh vực này.
Ngân hàng nhà nước đã và đang phối hợp các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để có đề xuất xây dựng biện pháp quản lý phù hợp đối với các hình thức thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ nói chung và hoạt động P2P lending nói riêng, phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng đổi mới, sáng tạo của thành tựu công nghệ, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
2. Quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động cho vay ngang hàng:
Hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng có mang lại ảnh hưởng tích cực nhưng nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ, có thể gây ra rủi ro cho các bên tham gia như trong điều kiện hành lang pháp lý không được đảm bảo như hiện nay, nếu xảy ra tranh chấp trong việc không đòi được các khoản đã cho vay, nhà đầu tư có thể mất tiền mà khó truy đòi trách nhiệm từ các công ty cung ứng dịch vụ cho vay ngang hàng, có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt có thể gia tăng rủi ro nợ xấu. Trước vấn đề phát sinh thực tế ngày càng nhiều, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật .
Theo cơ chế hoạt động của mô hình kinh doanh P2P lending, công ty P2P lending không phải chịu rủi ro tín dụng rủi ro thanh khoản mà chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ giữa người vay và nhà đầu tư với các khoản vay thường không được đảm bảo. Tiền vay không được phản ánh trên sổ sách của nhà cung cấp dịch vụ nên cũng không phải trích lập dự phòng rủi ro hoặc thực hiện dự trữ bắt buộc như của các tổ chức tín dụng thông thường và không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo bù đắp rủi ro.
Do chưa có các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho vay P2P và trách nhiệm của các công ty cho vay P2P, trong bối cảnh hiện nay, trách nhiệm của công ty cho vay P2P dựa trên các quy tắc và quy định của nền tảng cho vay P2P được phát triển và công bố trên trang web của họ. Do đó, nếu các thỏa thuận, quy tắc và quy định không được chuẩn bị tốt, không quản lý tốt các khoản vay, thiếu thủ tục thẩm định KYC hoặc không đủ tin cậy sẽ dễ dẫn đến gia tăng nợ xấu và khiếu nại về trách nhiệm của các công ty cho vay P2P khi nợ khó đòi phát sinh.
Trong khi đó công ty P2P lending chỉ đóng vai trò môi giới, trung gian kết nối giữ người cho vay và người đi vay thì khi có tranh chấp xảy ra, cũng chỉ là tranh chấp liên quan giữa bên vay và cho vay còn công ty P2P lending sẽ chối bỏ trách nhiệm, không có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp này. Trong trường hợp khi xảy ra các biến tướng như nạn rửa tiền hay cho vay nặng lãi, xuất hiện tín dụng đen sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Phòng chống rửa tiền năm 2012 và Bộ luật hình sự.
Việc chưa có khung pháp lý đặc thù điều chỉnh cho hoạt động này tiềm ẩn rủi ro pháp lý cho các giao dịch các bên tham gia. Đặc biệt, trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên, việc thiếu khuyết những cơ sở pháp lý đặc thù sẽ gây ra các khó khăn nhất định trong việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về hoạt động P2P lending nhưng cũng không có quy định cấm đối với hoạt động này (trừ trường hợp được xác định là hoạt động ngân hàng).
Cho vay là một trong các hình thức cấp tín dụng và bị điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng nhưng P2P lending thì không bị điều chỉnh bởi Luật này mà chỉ bị điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự năm 2015. Vì vậy trong trường hợp xảy ra tranh chấp hay người vay không trả được nợ sẽ được giải quyết dựa trên Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự và thỏa thuận đã ký giữa các bên. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp căn cứ vào quy định trong BLDS 2015. Theo đó