Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không có hóa đơn? Xử phạt hành chính hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không có hóa đơn? Xử phạt hành chính hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tóm tắt câu hỏi:
Hàng của chúng tôi bị quản lý thị trường bắt ngày 19/4 nhưng sau đó chúng tôi bổ sung chứng từ đầy đủ. Bên quản lý thị trường ra quyết định phạt hành chính chúng tôi. Nhưng ngày 23/5 chúng tôi đi nộp phạt. Bên quản lý thị trường không cho chúng tôi lấy hàng ra như vậy có đúng với luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong Nghị định 27/2008/NĐ-CP, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính quản lý thị trường được áp dụng: Tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Đội trưởng đội quản lý thị trường và cấp phó được ủy quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
Mặt khác, điểm d) Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập lậu” gồm: Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn.
Như vậy, tại thời điểm kiểm tra hành chính, nếu đơn vị bạn không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xử của hàng hóa thì đơn vị bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
>>>
đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.”
Khoản 4 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung:
– Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
– Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.