Khái quát về quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giữ, tạm giam? Quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giam?
Trong phá luật tố tụng hình sự thì những người có hành vi vi phạm pháp luật này hoặc những người bị nghi là có liên quan trực tiếp đến một vụ án hình sự thì sẽ bị áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam theo như quy định cụ thể của pháp luật thi hành án. Việc tạm giữ, tạm giam này được xem là một trong các hoạt động cưỡng chế đối với những chủ thể có hành vi liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân mà Nhà nước trực tiếp quản lý và tác động. Do đó mà các chính sách cưỡng chế của pháp luật về việc tạm giữ, tạm giam các cá nhân để đạt được các kết quả là bảo vệ lẽ phải, công lý.
Chính vì thế mà khi bị tạm giữ tạm giam thì các tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giam, tạm giữ này sẽ được cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc quản lý. Đây cũng là nội dung chính sẽ được Luật Dương Gia tập trung phân tích và bình luận trong bài viết dưới đây: Quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giam
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015;
Mục lục bài viết
1. Khái quát về quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giữ, tạm giam?
Trên cơ sở quy định của
Trước khi giải thích về khái niệm quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giam, tác giả sẽ phân tích nội dung liên quan:
Thứ nhất, người bị tạm giữ, tạm giam là gì?
Khái niệm về người bị tạm giữ, tạm giam được giải thích rất rõ trong quy định tại Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, theo đó:
– Theo như quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thì khái miện về người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Theo như quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thì khái miện về người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Như vậy, từ khái niệm vừa nêu ra có thể thấy một điều rằng đối với những người bị tạm giữ, tạm giam có thể xuất hiện trong suốt các giai đoạn tố tụng hình sự cho đến khi thi hành án xong, điểm chung của người bị tạm giữ và tạm giam là chịu sự quản lý tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Thứ hai, quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang là gì?
Quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang là các quy định được áp dụng dành riêng cho một hoặc một số chủ thể nhất định liên quan đến hoạt động cần phải đảm bảo sự bảo mật và an toàn.
Từ sự phân tích hai khái niệm trên, có thể hiểu quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang đối với người bị tạm giữ, tạm giam là các quy định được áp dụng riêng cho người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định về hoạt động quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang cho họ, được quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang để đảm bảo việc người này không có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của bản thân hoặc người khác, gây cản trở cho công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án..
2. Quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giam
Trong quá trình bị tạm giữ thì tài sản, tư trang thuộc sở hữu hợp pháp của người bị tạm giữ vẫn sẽ được bảo quản theo đúng quy định, không để xảy ra tổn thất gì. Vấn đề này nhằm mục đích tránh việc người bị tạm giữ, tạm giam sử dụng những vật này để thực hiện hành vi tự sát, bỏ trốn, làm hải đến sức khỏe của mình và những người xung quanh khác…. Do đó, mà việc quy định về quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giam được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
“Điều 24. Quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam đồ dùng cần thiết cho cá nhân. Đồ vật, tư trang, tiền và tài sản khác của họ mang theo phải gửi lưu ký tại nơi quy định của cơ sở giam giữ hoặc ủy quyền cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý. Những đồ vật không thể bảo quản được trong thời hạn tạm giữ, tạm giam và những đồ vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam nếu phải hủy bỏ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải ra quyết định bằng văn bản hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Khi hủy bỏ phải có sự chứng kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và phải lập biên bản về việc hủy bỏ. Nếu họ được trả tự do, chuyển nơi giam giữ khác thì đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký được trả lại; trường hợp cơ sở giam giữ làm hư hỏng hoặc mất thì phải bồi thường”.
Dựa trên quy định này, tác giả có một số phân tích sau:
– Thứ nhất, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam đồ dùng cần thiết cho cá nhân đã được công nhận được quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2018/TT-BQP về Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/04/2018, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
“1. Người bị tạm giữ, tạm giam được mang quần áo, chăn, màn, chiếu và các đồ dùng do cơ sở giam giữ cấp hoặc cho mượn theo quy định của Chính phủ, đồ dùng gia đình tiếp tế, giấy tờ liên quan đến vụ án, các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân và đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi nếu ở cùng với mẹ là người bị tạm giữ, tạm giam”.
Bên cạnh đó thì đối với người bị tạm giam mà trong thời kỳ chăm con nhỏ sẽ được mang thêm các đồ dùng cần thiết để phục vụ cho việc chăm sóc trẻ nhỏ dưới 18 tuổi.
– Thứ hai, đồ vật, tư trang, tiền và tài sản khác của họ mang theo phải gửi lưu ký tại nơi quy định của cơ sở giam giữ hoặc ủy quyền cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý. Việc pháp luật đưa ra quy định này là nhằm mục đích tránh các tình trạng người tạm giam sử dụng các đồ vật, tư trang, tiền và tài sản này làm hung khí để gây thương tích cho những người khác, bỏ trốn, tự sát,…. Bên cạnh đó thì những người này còn sử dụng để gây cản trở cho công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
– Thứ ba, những đồ vật không thể bảo quản được trong thời hạn tạm giữ, tạm giam và những đồ vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam nếu phải hủy bỏ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải ra quyết định bằng văn bản hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Khi hủy bỏ phải có sự chứng kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và phải lập biên bản về việc hủy bỏ. Đồ vật cấm khi bị phát hiện sẽ được xử lý như sau:
Đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ. Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần. Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm…thì lập biên bản chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác thì sau khi thu giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm gửi vào kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng quân và đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp thì được gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân theo nguyện vọng của người giao nộp.
– Cuối cùng thì theo như quy định này khi những người bị tạm giam được trả tự do, chuyển nơi giam giữ khác thì đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký được trả lại; trường hợp cơ sở giam giữ làm hư hỏng hoặc mất thì phải bồi thường.
Như vậy, bằng việc quy định chi tiết về quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang đối với người bị tạm giữ, tạm giam, pháp luật đang giải quyết được vấn đề cực kỳ quan trọng đối với con người mà cụ thể người bị tạm giữ, tạm giam và những người thi hành công vụ khác ở cơ sở tạm giam. Việc quy định quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang đối với người bị tạm giữ, tạm giam là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ sở giam giữ thực hiện trách nhiệm của mình, cũng là cơ sở để xác định và xử lý vi phạm, tuy nhiên, vai trò của cơ sở giam giữ khá nặng nề, trong đó phải đảm bảo được tính quản lý chặt chẽ nếu không sẽ dẫn đến tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam cố tình dấu và mang các đồ vật, vật tư, tài sản,… để có hành vi trốn thoát khỏi cơ sở giam giữ.