Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cho thuê. Quy định về sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cho thuê. Quy định về sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008;
2. Luật sư tư vấn:
Việc sử dụng tài sản Nhà nước vào mục đích cho thuê phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP cho phép; Không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao, đơn vị phải hoàn thành các kế hoạch, nhiệm vụ, đơn đặt hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, đặt hàng;Sử dụng tài sản đúng Mục đích đầu tư xây dựng, mua sắm,sử dụng đúng công năng của tài sản khi đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước, cụ thể: Tận dụng tài sản nhà nước trong thời gian nhàn rỗi; Tỷ lệ thời gian, cường độ khai thác, sử dụng tài sản phải cao hơn khi chưa thực hiện sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết; Thực hiện theo cơ chế thị trường, cụ thể: Xác định giá cho thuê tài sản nhà nước phù hợp với giá cho thuê tài sản cùng loại trên thị trường; Xác định giá trị tài sản khi liên doanh, liên kết phải phù hợp với giá trị thực tế của tài sản trên thị trường;Tài sản sử dụng vào Mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được trích khấu hao theo quy định.
Về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước vào mục đích cho thuê:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập được phép cho thuê các loại tài sản sử dụng chưa hết công suất; Tài sản được đầu tư xây dựng để cho thuê theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong đó, tài sản được đầu tư xây dựng để cho thuê là các dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở khai thác nhà, đất hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính để sử dụng có hiệu quả hơn tài sản nhà nước theo phương án được cấp có thẩm quyềnphê duyệt. Dự án đầu tư xây dựng để cho thuê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Việc cho thuê tài sản nhà nước được thực hiện theo các phương thức:
Thứ nhất: Đấu giá áp dụng đối với gói cho thuê tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (tính cho cả thời hạn cho thuê) có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Thứ hai: Cho thuê trực tiếp áp dụng trong các trường hợp Gói cho thuê tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (tính cho cả thời hạn cho thuê) có giá trị dưới 100 triệu đồng; Tài sản không phải là trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất (máy chiếu, thiết bị âm thanh, máy vi tính…); Cho thuê từng hạng Mục thuộc trụ sở làm việc (hội trường, phòng họp, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm…) trong thời gian ngắn, không liên tục.
+ Giá cho thuê tài sản nhà nước: Là Giá trúng đấu giá trong trường hợp cho thuê theo phương thức đấu giá; Giá cho thuê được niêm yết, thông báo công khai trong trường hợp cho thuê trực tiếp. Giá khởi Điểm để đấu giá, giá cho thuê được niêm yết, thông báo công khai do Thủ trưởng đơn vị phê duyệt phù hợp với giá cho thuê phổ biến tại thị trường địa phương của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng xuất xứ.
Thủ trưởng đơn vị có tài sản cho thuê xác định và thông báo công khai giá cho thuê tài sản nhà nước trên Trang thông tin về tài sản nhà nước của Bộ Tài chính; Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương (nếu có) đối với tài sản của đơn vị thuộc trung ương quản lý; Cổng thông tin điện tử của địa phương (nếu có) đối với tài sản của đơn vị thuộc địa phương quản lý và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đồng gửi cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi.
+ Về hình thức: Việc cho thuê tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.