Quản lý, sử dụng tài sản công tại các tổ chức chính trị - xã hội? Quản lý, sử dụng tài sản công tiếng Anh là gì? Các quy định cụ thể?
Tổ chức chính trị – xã hội hoạt động trong tính chất quản lý nhà nước. Với công việc được tiến hành theo quy định của pháp luật. Gắn với các nhu cầu và tác động đối với chính trị và xã hội. Đây là hai khía cạnh được quan tâm và thúc đẩy. Tài sản của tổ chức này cũng được xác định là tài sản công. Với tính chất quản lý, sử dụng và khai thác lợi ích. Hướng đến hiệu quả trong công tác tiến hành của chủ thể có thẩm quyền. Nhưng đảm bảo cho lợi ích, tiềm năng trong phát triển đất nước. Và các quy định pháp luật cũng chỉ rõ với quản lý, sử dụng tài sản công của tổ chức này.
Căn cứ pháp lý: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
Mục lục bài viết
1. Quản lý, sử dụng tài sản công tại các tổ chức chính trị – xã hội?
Nội dung này được quy định trong Điều 68 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Trong đó:
“Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị – xã hội
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, giao ngân sách nhà nước để tổ chức chính trị – xã hội đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này; đối với tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị – xã hội thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương này.”
Như vậy:
Các tài sản được xác định với hai dạng tồn tại. Trước tiên là vật được giao cho tổ chức. Nhằm sử dụng trong nhu cầu tiếp cận hoạt động và ý nghĩa của tổ chức. Thứ hai là giao ngân sách nhà nước. Khi đó, tổ chức có thể căn cứ nhu cầu thực tế để sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách. Gắn với các nhu cầu trong hoạt động của tổ chức. Cũng như các đầu tư, định hướng phát triển và tạo tiềm năng cho tương lai.
Tất cả phải được đảm bảo ở tính phù hợp trong mục đích sử dụng. Gắn với sử dụng hiệu quả tài sản công. Là tài sản của quốc gia trong hoạt động quản lý nhà nước. Nên phải mang đến ý nghĩa sử dụng khi tiếp cận và tìm kiếm lợi ích cho quốc gia, dân tộc.
Hình thức của các tài sản đó cũng được quy định cụ thể. Với nội dung quy định tại Điều 28. Hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước Luật này.
– Nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:
+ Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao. Xác định với chuyển giao và tiếp nhận quản lý. Khi đó, gắn với tính chất sử dụng trong tổ chức. Cũng như có thể khai thác các lợi ích trên tài sản hiệu quả.
+ Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. Các nguồn kinh phí được dùng để thực hiện nhu cầu cần thiết. Có thể chỉ là mua sắm cho hoạt động duy trì tổ chức. Hoặc đầu tư tạo ra giá trị mới. Mang đến giá trị cho ứng dụng hay tạo lợi thế cho tương lai.
– Việc hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Xác định với tính chất công việc trong trách nhiệm của tổ chức. Từ đó mà tài sản cũng phản ánh sự cần thiết với từng loại khác nhau. Phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành. Gắn với sự phù hợp và đảm bảo về chất lượng của tài sản. Cũng như mang đến hiệu quả tốt nhất thực hiện khai thác tài sản đó.
+ Phù hợp với nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng. Gắn với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Các tiềm lực được xây dựng và cân đối với các nhu cầu chi. Trong đó, phản ánh các lợi ích nhận được có xứng đáng không.
+ Tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan. Đảm bảo trong hoạt động và trách nhiệm thực thi pháp luật. Khi lợi ích công mới là mục tiêu hướng đến. Cũng xác định cho trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể.
+ Công khai, minh bạch và đúng chế độ quy định. Tài sản công phải tiếp cận mục đích công. Và quyền quản lý, giám sát của người dân trong hoạt động của chủ thể có thẩm quyền. Qua đó nhằm hướng đến các ý nghĩa và giá trị tốt đẹp nhất được tìm kiếm.
2. Quản lý, sử dụng tài sản công tiếng Anh là gì?
Quản lý, sử dụng tài sản công tiếng Anh là Management and use of public property.
3. Các quy định sử dụng tài sản công tại các tổ chức chính trị – xã hội
Như vậy, với tổ chức quản lý tài sản công tại các tổ chức chính trị – xã hội đảm bảo tuân thủ theo quy định chung. Với nội dung quy định tại Mục 3, Mục 4 của chương này. Với các ý nghĩa thể hiện dưới đây:
3.1. Sử dụng tài sản công tại các tổ chức chính trị – xã hội
Gắn với nội dung quy định tại Điều 34 Luật này. Điều 34. Sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước. Các quy định trong sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu:
– Việc sử dụng tài sản công phải tuân thủ nguyên tắc chung quy định tại Điều 6 của Luật này. Là các phản ánh đối với trách nhiệm của các chủ thể trong thực thi quyền lực nhà nước. Tiếp nhận và chủ động thực hiện các đầu tư. Do đó, phải đảm bảo với chiến lược, quy trình thực hiện và ý nghĩa mang đến.
– Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân. Đó là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi tài sản công trong hoạt động quản lý, sử dụng của nhà nước. Tìm kiếm lợi ích, tiềm năng cho nhân dân. Nên phải được sử dụng với các trường hợp và mục đích cụ thể. Gắn với các quy định pháp luật.
– Cơ quan nhà nước trong sử dụng tài sản công:
+ Cơ quan nhà nước được sử dụng tài sản khi trên thực tế chưa khai thác hết công suất. Như với hội trường, phương tiện vận tải thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức. Và tài sản đó chưa sử dụng hết công suất cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội sử dụng chung theo đúng công năng của tài sản. Tức là phải đảm bảo với chức năng và công dụng của tài sản. Từ đó sử dụng hay khai thác công dụng mới định hướng đúng. Cũng như ứng dụng, khai thác lợi ích từ tài sản triệt để.
Bảo đảm an ninh, an toàn trong sử dụng. Và được thu một khoản kinh phí để bù đắp chi phí trực tiếp liên quan đến vận hành tài sản trong thời gian sử dụng theo quy định của Chính phủ. Được hiểu như chi phí với nhu cầu khai thác, sử dụng tài sản đó. Gắn với tính chất cho thuê tài sản của tổ chức. Và nhận về các lợi ích và giá trị vật chất tương đối cho hoạt động đó.
+ Cơ quan nhà nước được sử dụng tài sản của tổ chức. Với nhà ở công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và tài sản công khác. Gắn với các mục đích cũng như tiếp cận nhu cầu công. Để khai thác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Từ đó mang đến hiệu quả làm việc của tổ chức. Tìm kiếm các lợi ích, tiềm năng cho ngành, lĩnh vực kinh tế khác.
Khi đó, cũng được nhận về khoản tiền trên khai thác tài sản. Các tổ chức khác nhận được lợi ích và thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định của pháp luật. Đảm bảo cho các chi phí cần thanh toán hay nghĩa vụ của tổ chức được thực hiện. Phần còn lại sử dụng cho các hoạt động mua sắm, đầu tư khác.
3.2. Quản lý tài sản công tại các tổ chức chính trị – xã hội
Tính chất quản lý được quy định trong nội dung Điều 35 Luật này. Điều 35. Quản lý vận hành tài sản công tại cơ quan nhà nước. Trong đó:
– Phương thức quản lý vận hành tài sản công bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công trực tiếp thực hiện quản lý vận hành tài sản công được giao quản lý, sử dụng. Tính chất trực tiếp quản lý, sử dụng của chủ thể có thẩm quyền. Hướng đến sử dụng trong các chiến lược được tổ chức xây dựng. Và cần có tài sản đó tham gia thành phương tiện không thể thiếu.
+ Cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung thực hiện việc quản lý vận hành khu hành chính tập trung. Với tài sản gắn với đất đai. Qua đó cũng xác định với địa giới thực hiện trụ sở,… Và tổ chức phải thực hiện quản lý, để hoạt động của trụ sở được diễn ra hiệu quả.
+ Thuê đơn vị có chức năng thực hiện quản lý vận hành. Khi cần có bên thứ ba tham gia. Triển khai quản lý cũng như lên ý tưởng sử dụng hiệu quả hơn. Khai thác các giá trị của tài sản trong tìm kiếm lợi ích công.
– Nội dung quản lý vận hành tài sản công bao gồm:
+ Đảm bảo chất lượng, chức năng,… của tài sản. Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên tài sản công. Với tài sản có ý nghĩa với tổ chức hoạt động, nên được sử dụng. Cũng như bảo dưỡng vì các tiềm năng xây dựng và nhu cầu khai thác lâu dài.
+ Cung cấp dịch vụ quản lý. Bao gồm: bảo vệ, vệ sinh môi trường và dịch vụ khác. Hướng đến chất lượng và hiệu quả quản lý. Cũng như bảo đảm cho tài sản công hoạt động bình thường.
– Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành:
Việc lựa chọn đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công trong trường hợp áp dụng phương thức quản lý vận hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Với sự tham gia của các tổ chức đủ điều kiện. Tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp dịch vụ quản lý tốt nhất.
Khi đó, bên nhận thầu thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nên nhận được các lợi ích tương ứng. Cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung ký hợp đồng và thanh toán chi phí cho đơn vị quản lý vận hành tài sản công. Đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán phí khi nhận được dịch vụ quản lý tài sản công.