Quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP như sau.
“Điều 4. Quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự
1. Phí thi hành án là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật ngân sách và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Cơ quan trực tiếp thu phí được sử dụng 45% (bốn mươi lăm phần trăm) số tiền phí thu được để chi theo các nội dung sau:
a) Chi trả các khoản tiền thù lao, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ hiện hành cho những người tham gia vào hoạt động thi hành án (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định);
b) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thi hành án và thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
c) Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, tài sản cố định, máy móc, thiết bị phục vụ công tác thi hành án và thu phí;
d) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu, hội nghị tổng kết, sơ kết, tập huấn, chỉ đạo nghiệp vụ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thi hành án và thu phí;
đ) Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên cơ quan thi hành án và thu phí theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu việc thi hành vượt chỉ tiêu các vụ việc do các cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu việc thi hành thấp hơn hoặc đạt chỉ tiêu các vụ việc do các cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.
3. Cơ quan thu phí được mở tài khoản “tạm giữ tiền phí” tại Kho bạc Nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí thi hành án. Căn cứ vào tình hình thu phí (số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước…) mà định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, cơ quan thu phí phải gửi số tiền phí thi hành án thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.
4. Cơ quan thu phí có trách nhiệm nộp 20% (hai mươi phần trăm) số tiền phí thu được vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với cơ quan thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) tại Kho bạc Nhà nước cùng thời gian với việc nộp tiền phí thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí để Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng) điều hòa cho các cơ quan thu phí ở những nơi tiền phí thu được không bảo đảm đủ kinh phí hoạt động theo những nội dung chi quy định tại khoản 2 của Điều này.
>>> Luật sư
Cơ quan thực hiện việc điều hòa tiền phí thi hành án được phép chi quản lý điều hòa tiền phí thi hành án (như chi văn phòng phẩm, sổ sách kế toán, theo dõi, tổng hợp số liệu phân bổ tiền phí, thông tin liên lạc, kiểm tra, báo cáo… có liên quan trực tiếp đến việc quản lý điều hòa tiền phí thi hành án); chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, công chức theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương; nhưng số chi hàng năm không vượt quá 7% (bảy phần trăm) tính trên tổng số tiền phí thi hành án do các đơn vị nộp về.
5. Hàng năm, cơ quan thu phí phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
6. Cơ quan thu phí có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán số tiền phí còn lại (35%) vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của
Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.”