Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế, các khu chế xuất, khu công nghiệp, mật độ dân cư ngày càng nhiều... kéo theo đó là rất nhiều những vấn đề phát sinh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước... Cùng tìm hiểu về quản lý và xử lý nước thải.
Mục lục bài viết
1. Quản lý nước thải là gì?
– Việc quản lý nước thải là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý và quản lý nước thải, việc này nhằm đảm bảo cho tình trạng nước thải từ sinh hoạt, từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh, những khu chế xuất, khu công nghiệp… được xử lý theo đúng quy trình mà pháp luật đã quy định, giảm thiểu tình trạng nước thải không được xử lý mà lại xả thải trái phép ra môi trường.
2. Quản lý và xử lý nước thải:
– Quản lý nước thải: đối với nước thải sinh hoạt, hoặc nước thải trong các khu chế xuất, khu công nghiệp…. thì phải được thu gom, xử lý bảo quy chuẩn kĩ thuật môi trường. Nước thải có yếu tố nguy hại dam vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại. Riêng đối với khu đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì nước thải của những cơ sở này phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường. Những hệ thống xử lý nước thải có bùn thải thì việc xử lý phải được quản lí theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn, trong đó lưu ý đối với bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
– Pháp luật cũng quy định một số đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải, gồm: (1) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; (2) khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
3. Yêu cầu về xử lý nước thải:
Theo đó, quy định về hệ thống xử lý nước thải thì hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu như sau: (1) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; (2) hệ thống xử lý nước thải phải có đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; (3) hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường; (4) hệ thống xử lý nước thải phải có cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và cuối cùng hệ thống xử lý nước thải phải được vận hành thường xuyên.
– Trách nhiệm của chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải, theo đó chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kì nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh: theo cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường.
– Từ những quy định trên của nhà nước quy định về việc quản lý nước thải, quản lý và xử lý nước thải, có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của nước. Như chúng ta đã biết, nước là thành phần môi trường gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như sự sống trên hành tinh. Nước có Vai trò vô cùng to lớn của nước đối với đời sống con người cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động tới nước. Đây cũng chín là lý do tất yếu dẫn tới phải bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật với những quy định cụ thể về các nguồn nước và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của cộng đồng. Dưới góc độ pháp luật, nguồn nước được hiểu để chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tịch tụ nước khác. Tùy theo tính chất, đặc điểm, của các nguồn nước cũng như yêu cầu quản lí, sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia nguồn nước nói chung và các lưu vực sông thành từng loại cụ thể như: Nước mặt, nước dưới đất, nước sinh hoạt, nước sạch, nguồn nước liên tỉnh, nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên quốc gia, lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh… (được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật tài nguyên nước năm 2012).
– Tài nguyên nước rất đa dạng và có vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống con người, tuy nhiên hoạt động của con người đã và đang tác động, gây ảnh hưởng rất xấu tới tài nguyên nước, dẫn tới cần phải có biện pháp kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước. Theo đó có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng.
– Hoạt động của con người có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, trữ lượng nước. Những ảnh hưởng đó có thể là tiêu cực hoặc tích cực. đây chúng ta chỉ đề cập những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đối với nguồn nước, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, từ đó tìm ra các giải pháp pháp lí có hiệu quả. Những ảnh hưởng từ hoạt động của con người đối với tài nguyên nước được xem xét dưới hai nhóm hoạt động, đó là nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh và nhóm các hoạt động trong sinh hoạt.
– Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc thù là sử dụng nguồn nước tập trung với lưu lượng lớn. Điều đó dễ gây tình trạng khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiện nguồn nước ở những khu vực nhất định (nhất là cạn kiệt các mạch nước ngầm). Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra lượng lớn nước thải công nghiệp thường chứa các chất gây ô nhiễm môi trường với mức độ đáng kể và các chất thải khác. Từ những hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc lượng nước thải ngày càng tăng cũng như chất thải này thường chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, được thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt, hoặc ngấm qua đất tới các mạch nước ngầm. Hiện này, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản hiện cũng gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên nước, như gây nhiễm mặn nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hóa học quá giới hạn cho phép. Bên cạnh những hoạt động sản xuất kinh doanh thì các hoạt động du lịch, giải trí, giao thông đường thuỷ cũng gây ô nhiễm môi trường nước ở mức độ nhất định do việc xả chất thải từ các phương tiện giao thông cũng như từ khách du lịch vào nguồn nước – đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay ở Việt Nam.
– Hoạt động sinh hoạt của con người cũng ảnh hưởng tới chất lượng, trữ lượng nước ở rất nhiều khía cạnh. Trước hết là hoạt động khai thác nước ngầm một cách tùy tiện, không theo quy hoạch, dẫn tới cạn kiệt nguồn nước, gây sụt đất, lún đất. Bên cạnh đó, yếu tố về ý thức của con người cũng quyết định rất nhiều về vấn đề này, bởi lẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp vẫn gây ảnh hưởng tới môi trường nước với mức độ lớn hơn các hoạt động sinh hoạt. Vì vậy, với những chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh cần có những giải pháp kiểm soát ô nhiễm đặc thù. Ngoài ra, vấn đề khai thác nước ngầm ở các khu vực không đảm bảo an toàn vệ sinh (gần nghĩa trang, khu chuồng trại…) dẫn tới việc cung cấp nước đã bị ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm nước từ việc xả thải chất thải sinh hoạt không qua xử lí vào các nguồn nước mặt. Tuy nhiên, Ngoài những ảnh hưởng do hoạt động của con người, còn có những ảnh hưởng mang tính tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái nước như hiện tượng động đất, núi lửa phun, lũ lụt,
– Nước có vai trò vô cùng quan trọng cũng như không thể thiếu đối với đời sống của con người, do đó, việc sử dụng, quản lý nước nói chung và việc quản lý, xử lý nước thải nói riêng là một trong những vấn đề hàng đầu được quan tâm nhất. Tài nguyên nước phải được sử dụng và được quản lý một cách hợp lý tránh gây tình trạng lãng phí tài nguyên nước, cùng với đó, qua quá trình sử dụng nguồn tài nguyên nước thì việc xử lý chất thải cũng phải được quản lý và được xả thải theo đúng trình tự, thủ tục, quy trình để đảm bảo về việc xả thải, đảm bảo cho môi trường sống xung quanh.
+
+ Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
+