Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị? Vấn đề xây dựng kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị hiện nay? Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị?
Cảnh quan đô thị là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay đối với các thành phố nói chung và đối với thủ đô nói riêng, Tuy nhiên làm thế nào để có không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị thật sự hợp lý và hiện đại nhưng vẫn giữ được các giá trị bản sắc và lịch sử của đô thị? Và việc Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị được thực hiện như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật đô thị 2012
Luật sư
1. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị
Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị được quy định tại Điều 10
” Điều 10. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị
1. Không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo đồ án quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên Sông Hồng.
2. Việc cải tạo, chỉnh trang các đường giao thông quan trọng trong nội thành phải được thực hiện đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang công trình hai bên đường, bảo đảm giữ gìn không gian, kiến trúc đặc trưng của đô thị.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt thiết kế đô thị riêng trong khu vục đã ổn định chức năng sử dụng đất để phục vụ cho việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị và cấp giấy phép xây dựng.”
Như vậy theo quy định trên có thể thấy pháp luật quy định chi tiết về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị theo đó chúng ta có thể hiểu cụ thể như sau:
Thứ nhất, Căn cứ theo khoản 1 nêu như trên có nêu ” Không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo đồ án quy hoạch” theo đó có thể hiểu khi thực hiện việc quy hoạch bắt buộc phải có bản đồ cụ thể về vấn đề này. Đây là một trong các yếu tố quan trọng của nội dung trong đồ án quy hoạch. Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị để thể hiện được không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị xem xét tính hợp lý trước khi thực hiện. Mỗi bản đồ thiết kế về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị có một ý nghĩa, nhiệm vụ riêng và được sử dụng tùy thuộc vào từng giai đoạn. Bên cạnh đó nó còn mang giá trị pháp lý cao, là căn cứ để đưa ra quyết định khi có các phát sinh tranh chấp, kiện tụng xảy ra.
Thứ hai, Đối vói việc thực hiện ” bảo đảm giữ gìn không gian, kiến trúc đặc trưng của đô thị” hiện nay thì đối với không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị cần có kế hoạch phải kiểm soát, khớp nối không gian chung của nhiều địa bàn, cũng như định hướng các khu vực trọng tâm trọng điểm để tạo dựng các tuyến, khu vực công trình hợp lý hiện đại những vẫn phải giữ được kiến trúc đặc trưng của đô thị. Mỗi khu vực được quy định cụ thể về không gian, quy mô tầng cao, kiến trúc công trình, để kiểm soát không gian, kiến trúc công trình tại mọi địa bàn trên thành phố. Ví dụ như tại đô thị với sự phát triển kinh tế và dân cư đông đúc như ở Hà nội thì đối với các khu vực đặc thù, cần kiểm soát, quản lý công trình cao tầng khu vực nội đô lịch sử gồm bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, khu phố cổ, khu phố cũ… nhằm gìn giữ các khu vực không gian kiến trúc đặc thù, truyền thống nhưng vẫn phát triển đưoc các giá trị hiện đại ngày nay.
Cuối cùng đó là quy định về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đối với vấn đề phê duyệt thiết kế đô thị riêng và các quy định liên quan tới quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị. Theo đó có quan có thẩm quyền này cần có trách nhiệm thực hiện và chịu trách nhiệm giám sát các công trình này.
2. Vấn đề xây dựng kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị hiện nay
Hiện nay trong thời kì nền kinh tế phát triển thì việc xây dựng cảnh quan đô thị là việc rất cần thiết, một mặt giúp đất nước có thể áp dụng các kiến trúc hiện đại tại các đô thì và vừa để bộ mặt đô thị dược cải tiến và hiện đại hơn phù hợp với quá trình hội nhập hiện nay. Công tác tổ chức và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tại các đô thị cũng đã được quan tâm, cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật cũng như tại các quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đã góp phần tạo dựng hình ảnh mỹ quan đô thị và giá trị về văn hóa, lịch sử của khu trung tâm cụ thể như Thủ đô Hà nội hiện nay đang điển jinhf về vấn đề đẩy mạnh xây dựng kiến trúc cảnh quan xây dựng đô thị hiện nay.
Chúng ta có thể thấy các khu đô thị phục vụ mục đích tái định cư, cung cấp nhà ở xã hội do giá thành xây dựng rẻ nên hầu như thiếu các công trình công cộng, trang thiết bị tiện ích đô thị và theo đó chúng ta cần có giải pháp để đáp ứng nhu cầu công cộng hiện nay. Trong các bản vẽ quy hoạch, do lợi nhuận, mật độ xây dựng thường được đẩy lên cao tối đa, ưu tiên nhà ở và thương mại dịch vụ, cắt giảm những diện tích để làm vườn hoa, công viên, sân bãi thể dục thể thao. Những không gian xanh ít ỏi còn lại cũng không được tổ chức và chăm sóc một cách đúng đắn. Việc thực hiện thiết kế đô thị các khu vực trung tâm, các tuyến phố chính tại các địa phương chưa được thực hiện nghiêm túc.
Hiện nay còn một số tồn tại trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy hoạch và theo các quy định, quy chế quản lý tại các địa phương còn hạn chế, do khối lượng công việc lớn, dẫn đến còn nhiều tình trạng xây dựng không phép, không đúng thiết kế dẫn đến phá vỡ tầng cao, mật độ và kiến trúc cảnh quan khu vực. Kiến trúc các công trình điểm nhấn đô thị còn ít được quan tâm, đặc biệt tại các khu vực đô thị cũ. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật tại các khu dân cư đô thị nhìn chung chưa đồng bộ nên cần có kế hoạch để thực hiện hoạt động xây dựng cảnh quan đồng bộ hơn, mạng lưới giao thông trong và ngoài đô thị chưa phát triển, gây trở ngại cho các mối liên thông giữa đô thị với các vùng lân cận cũng như với hoạt động cụ thể như làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt của người dân trong đô thị, không đảm bảo tiêu chuẩn tiện nghi của một số đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo quá trình đô thị hóa chưa được kiểm soát triệt để.
3. Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị
Thứ nhất, đối với thủ đô thì cần thực hiện quy hoạch trong khu vực nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có và không xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thứ hai, Khi thực hiện lập quy hoạch chi tiết trục đường giao thông mới trên địa bàn Thủ đô phải bảo đảm phạm vi lập quy hoạch mở rộng mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị để các tuyến đường hợp lý và thuận tiện hơn.
Thứ ba, khi thực hiện quy hoạch phải triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội phê duyệt theo đúng quy định đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đường để sử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hợp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự án theo quy định cụ thể.
Cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trục đường giao thông có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định và đúng theo định hướng của Nhà nước đặt ra để xây dựng kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị đồng bộ và hiệu quả hơn.
Trên đây là thông tin do