Việc dân cư ở nước ta hiện nay luân chuyển giữa các cùng, các địa phương được thực hiện liên tục, do mỗi công dân đều có quyền tự do di chuyển. Tuy nhiên, việc di chuyển đó của người dân lại kéo theo những thay đổi nhất định. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về quản lý nhà nước về cư trú.
Mục lục bài viết
1. Quản lý cư trú là gì?
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp. Thuật ngữ “quản lý nhà nước” được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Quản lý nhà nước tiếp cận với nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động: hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của hệ thống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
Quản lý nhà nước về cư trú là việc các cơ quan hành chính Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước để tác động, điều chỉnh hoạt động cư trú của công dân trên cả nước, nhằm định hướng xây dựng hệ thống thống nhất của hoạt động cư trú, đảm bảo ổn định an ninh trật tự toàn xã hội hướng đến mục tiêu chung của quản lý nhà nước. Theo đó, quản lý nhà nước về cư trú là quá trình các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành các chủ trương, chính sách pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú của người dân trên lãnh thổ.
Như vậy, thuật ngữ quản lý nhà nước về cư trú là quá trình cơ quan hành chính nhà nước căn cứ vào pháp luật về cư trú để thay mặt Nhà nước tiến hành quản lý hoạt động cư trú của công dân, phục vụ cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước và công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về cư trú, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Đặc trưng của quản lý nhà nước về cư trú:
Thứ nhất, hoạt động quản lý nhà nước về cư trú mang tính chấp hành và điều hành. Tính chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lý nhà nước về cư trú, đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản quản lý nhà nước về cư trú của Nhà nước. Mọi hoạt động quản lý nhà nước về cư trú đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và thực hiện pháp luật.
Tính điều hành của quản lý nhà nước về cư trú thể hiện ở việc đảm bảo cho các văn bản quản lý nhà nước về cư trú của chính quyền địa phương được thực hiện trên thực tế, các chủ thể quản lý nhà nước về cư trú phải tiến hành các hoạt động chỉ đạo, phối hợp, tổ chức thực hiện đối với các đối tượng quản lý. Như vậy, tính chấp hành và điều hành của quản lý nhà nước về cư trú trên địa bàn cấp huyện luôn đan xen lẫn nhau, tồn tại song song cùng nhau.
Thứ hai, quản lý nhà nước về cư trú là hoạt động mang quyền lực nhà nước. Các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về cư trú thông qua các văn bản quản lý hành chính nhà nước, tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện ý chí của nhà nước, như các biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế,…
Thứ ba, quản lý nhà nước về cư trú là một hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức thực hiện tạo nên hệ thống quản lý cư trú chặt chẽ. Hệ thống pháp luật về cư trú được tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương, là cơ sở đảm bảo hoạt động quản lý cư trú của chính quyền địa phương các cấp được chỉ đạo, điều hành thống nhất, đảm bảo sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban của chính quyền các cấp
Thứ tư, quản lý nhà nước về cư trú là hoạt động mang tính liên tục, đáp ứng sự vận động của đời sống người dân. Thông qua quản lý nhà nước về cư trú, chính quyền địa phương có thể nắm được những vấn đề cơ bản của từng con người cụ thể về tên tuổi, nơi cư trú, quan hệ xã hội, đời sống kinh tế, các đối tượng cần tập trung phòng ngừa,…từ đó lực lượng Công an nhân dân, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng an ninh trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp phù hợp nhằm tuyên truyền, giáo dục trong việc thực hiện tốt những quy định của nhà nước về công tác bảo vệ an ninh trật tự.
Thứ năm, quản lý nhà nước về cư trú có sự kết hợp giữa Ủy ban nhân dân với
3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú được quy định tại Điều 32 Luật Cư trú năm 2020, điều luật này quy định về trách nhiệm chung của các cơ quan nhà Công an, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân…. trong việc quản lý cư trú.
Cơ quan được nhắc đến đầu tiên trong điều luật đó chính là Bộ Công an, chứng minh được vai trò quan trọng của Bộ Công an. Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản như Nghị định, nghị quyết,… về quản lý cư trú hoặc Bộ Công an trực tiếp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú như các thông tư, quyết định,…
Bộ Công an chính là cơ quan thực hiện chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về cư trú. Bên cạnh đó, Bộ Công an còn tổ chức việc đăng ký, quản lý cư trú cho công dân Việt Nam trên toàn quốc, cập nhật thông tin về cư trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Hiện nay, thì việc quản lý cư trú được thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, nên Bộ Công an sẽ trực tiếp quản lý các vấn đề liên quan đế hệ thống cơ sở dữ liệu này.
Trách nhiệm tiếp theo của Bộ Công an đó chính là đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ các quy định trái pháp luật cư trú hiện hành. Việc cập nhật các văn bản để đảm bảo sự đồng nhất trong hệ thống pháp luật là điều vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo sự đồng bộ và tính hiệu lực pháp luật cư trú, do đó, Bộ Công an sẽ tự thực hiện hoặc kiến nghị việc bãi bỏ các quy định trái với pháp luật cư trú hiện hành.
Trách nhiệm ban hành, in ấn và quản lý tờ khai thay đổi thông tin cư trú và các giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu, sổ sách về cư trú. Là cơ quan chính trong việc quản lý cơ sở dữ liệu về cư trú, nên Bộ Công an sẽ ban hành các mẫu văn bản để đảm bảo sự đồng nhất cũng như thuận tiện trong việc quản lý của cư trú của Bộ Công an trên toàn quốc.
Trách nhiệm trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết; bố trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý cư trú. Cán bộ làm việc trong công tác cư trú cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực thì công tác quản lý cư trú mới được đảm bảo, bên cạnh đó thì việc nâng cao, bồi dưỡng năng lực, trình độ cũng là điều không thể thiếu, do đó Bộ Công an cũng cần chủ trì để bồi dưỡng cho các cán bộ. Đồng thời trang bị các thiết bị, trang bị là ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý cư trú.
Trách nhiệm thống kê nhà nước về cư trú, tổng kết, nghiên cứu khoa học về quản lý cư trú, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật; và hợp tác quốc tế về quản lý cư trú cũng là các trách nhiệm chính của Bộ Công an trong việc quản lý cư trú ở trung ương.
Bên cạnh Bộ Công an thì Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan trực tiếp tiến hành quản lý cư trú ở các địa phương, theo đó, thì các cơ quan này có trách nhiệm tổ chức quản lý cư trú theo quy định pháp luật, phối hợp với các cơ quan khác như cơ quan công an cùng cấp, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp,… về quản lý cư trú. Song song với đó là việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú sâu rộng đến người dân thông qua các buổi sinh hoạt, tuyên truyền qua truyền hình, truyền thanh, ….. Và Ủy ban nhân dân các cấp cũng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật cư trú, có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.