Hiện nay, tổ chức chính quyền Việt Nam được chia thành chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Quận, huyện, thị xã là đơn vị hành chính được phân cấp dựa vào các yếu tố mật độ dân số, tình hình phát triển của kinh tế - xã hội. Cùng tìm hiểu quy định của pháp luật về Quận, Huyện và Thị xã.
Mục lục bài viết
1. Quận là gì?
Quận là đơn vị hành chính ở nội thành thành phố trực thuộc trung ương, giữa cấp thành phố và cấp phường.
Quận tiếng Anh là “Urban distric” .
2. Huyện là gì?
Huyện là đơn vị hành chính địa phương cấp hai ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Thuật ngữ “cấp huyện” thường được dùng để chỉ toàn bộ cấp hành chính địa phương thứ hai, nghĩa là bao gồm cả thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện và thị xã.
Huyện tiếng Anh là: “Suburban distric”.
3. Thị xã là gì?
Thị xã là một đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam, dưới tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo cách phân cấp đô thị hiện nay, thị xã là đô thị loại IV hoặc loại III.
Thị xã tiếng Anh là: “Town”.
4. Sự khác nhau giữa quận và huyện, thị xã:
Quận
Quận là cấp hành chính tương đương với cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, nội dung quản lí nhà nước, nhất là quản lí nhà nước về kinh tế của quận khác với huyện. Kinh tế trên địa bàn quận không tách khỏi cơ cấu kinh tế chung của thành phố và không có cơ cấu kinh tế quận riêng biệt.
Nội dung quản lí trên lãnh thổ của cấp quận đối với các doanh nghiệp của trung ương và thành phố đặt tại quận hẹp hơn. Nhưng nội dung quản lí thị trường, trật tự, an ninh, an toàn xã hội… của quận quan trọng và phức tạp hơn so với huyện; nội dung và yêu cầu kế hoạch lãnh thổ cũng như kế hoạch địa phương của quận không bao quát như ở huyện, những vấn đề như kế hoạch sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ… gắn với kế hoạch và sự quản lí của thành lí của cấp quận khác với cấp huyện. p luật hiện hành, ngoài
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài các nhiệm vụ tương tự như quy định đối với hu chính quyển quận thực hiện các nhiệm vụ có tính đặc trưng sau:
– Tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố;
– Quản lí và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ;
– Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lí vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật;
– Quản lí, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố giao trên địa bàn quận. Quận là đơn vị hành chính được quy định chính thức từ
Huyện
Huyện được chia thành các xã và ít nhất là một thị trấn nơi chính quyền huyện đặt cơ quan hành chánh. Cấp huyện là một thuật ngữ khác được dùng để chỉ các đơn vị hành chánh tương đương với huyện gồm có huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
Thị xã
Thị xã tương đương với:
– Tại các thành phố trực thuộc trung ương:
+ Quận (nội thành)
+ Huyện (ngoại thành)
– Tại các tỉnh:
+ Huyện
+ Thành phố trực thuộc tỉnh
Về quy mô, thị xã thường nhỏ hơn các thành phố và lớn hơn thị trấn; là nơi tập trung đông dân cư, sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động trong các lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về loại hình, thị xã là một đô thị và dân cư tại đó được xếp là dân thành thị; mặc dù có thể vẫn còn một phần dân cư sống bằng nông nghiệp. Một thị xã được chia thành nhiều phường (phần nội thị) và xã (phần ngoại thị).
5. Phân loại hành chính tại Việt Nam:
Tiêu chí phân loại đơn vị hành chính
Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
– Về diện tích tự nhiên:
Nông thôn là một địa bàn rộng lớn bao gồm các vành đai bao quanh, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa, vùng ven biên giới. Nông thôn được tổ chức trên đơn vị hành chính lãnh thổ hình thành một cách tự nhiên. Ngược lại, đô thị được tổ chức trên đơn vị hành chính lãnh thổ hình thành một cách nhân tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên là lãnh thổ hình thành một cách tự nhiên mà không do Nhà nước sắp xếp phân chia mà đó là sản phẩm của quá trình hình thành và phát triển tự nhiên của các cộng đồng tùy thuộc vào đặc điểm dân cư, địa lý, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và lịch sử.
– Về quy mô dân số:
Mật độ dân cư sống ở nông thôn thấp hơn đô thị. Các khu dân cư ở nông thôn thường được tổ chức thành các làng, bản với những đặc thù nhất định. Đặc điểm chung của cộng đồng dân cư nông thôn là sự gắn bó trên cùng một địa bàn cư trú, sinh sống gần gũi, liên kết với nhau.
– Về trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
Khác với đô thị, hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn là nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và một số ngành nghề thủ công truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn thường thấp hơn đô thị. Cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân và hộ gia đình. Trình độ văn hóa của người dân nông thôn nhìn chung thấp hơn so với đô thị.
– Về các yếu tố đặc thù:
Người dân nông thôn có mối quan hệ họ hàng và láng giềng chặt chẽ do sinh sống gần nhau và có sự giao lưu trực tiếp, thường xuyên trong cuộc sống và lao động sản xuất. Nền văn hóa nông thôn không thuần nhất với các cộng đồng dân tộc khác nhau cùng chung sống. Ở nông thôn, tuy thành phần dân cư đơn giản nhưng cấu trúc cộng đồng liên kết thành một mạng lưới với nhiều hình thức. Đó có thể là các tổ chức tự quản, điều hành hoạt động trên tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau.
Thẩm quyền phân loại đơn vị hành chính
Theo quy định của Nghị quyết số 1211, thẩm quyền phân loại đơn vị hành chính như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, loại II và loại III.
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại I, loại II và loại III.
– Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền phân loại đơn vị hành chính không khác so với trước đây. Quy định này thể hiện tính hệ thống và kế thừa trong thẩm quyền phân loại đơn vị hành chính.
Thủ tục phân loại đơn vị hành chính
– Thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh:
Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp xem xét, thông qua. UBND cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Sau đó, Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh gửi đến. Tiếp đến, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định. Cuối cùng, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Bộ Nội vụ.
– Thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp huyện:
UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình HĐND cùng cấp xem xét, thông qua trước khi gửi UBND cấp tỉnh. Sở Nội vụ tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh kiểm tra hồ sơ của UBND cấp huyện; phối hợp với UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét. UBND cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện. Tiếp đến, Bộ Nội vụ phải tổ chức thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện do UBND cấp tỉnh gửi đến. Cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
– Thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp xã:
UBND cấp xã lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình HĐND cùng cấp xem xét, thông qua, gửi UBND cấp huyện. Phòng Nội vụ tham mưu, giúp UBND cấp huyện kiểm tra hồ sơ của UBND cấp xã; phối hợp với UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND cấp huyện. UBND cấp huyện gửi Sở Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp xã. Sở Nội vụ phải tổ chức thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại ĐVHC cấp xã. Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định. Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định, phân loại đơn vị hành chính cấp xã trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Nội vụ.
Như vậy, có thể nhận định thủ tục phân loại đơn vị hành chính như sau:
– Pháp luật hiện hành quy định rất cụ thể về những loại giấy tờ cần phải có trong hồ sơ phân loại đơn vị hành chính. Quy định rõ ràng này nhằm đảm bảo việc phân loại đơn vị hành chính được tiến hành thống nhất, thuận tiện.
– Đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, trách nhiệm lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính thuộc về cơ quan chuyên môn chứ không còn thuộc về UBND. Ở cấp xã, UBND cấp xã vẫn tiếp tục thực hiện việc lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính. Chúng tôi cho rằng, quy định như vậy là hợp lý bởi cơ quan chuyên môn được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương. Ngoài ra, quy định này còn giúp hạn chế tình trạng UBND “ôm đồm”, làm thay công việc của cơ quan chuyên môn.
– Quy định hiện hành nâng cao vai trò của HĐND trong thủ tục phân loại đơn vị hành chính. Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính phải trình đến HĐND để HĐND xem xét cẩn trọng trước khi thông qua. Quy định này góp phần hạn chế tình trạng hoạt động hình thức của HĐND.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;
– Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.