Quan hệ pháp luật kinh tế và quan hệ pháp luật dân sự. Các điểm khác biệt cơ bản giữa quan hệ pháp luật kinh tế và dân sự.
Quan hệ pháp luật kinh tế và quan hệ pháp luật dân sự. Các điểm khác biệt cơ bản giữa quan hệ pháp luật kinh tế và dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Phân biệt quan hệ pháp luật kinh tế với quan hệ pháp luật dân sự? Phân biệt quan hệ quản lý nhà nước về kinh tế với quan hệ kinh doanh và quan hệ nội bộ trong đơn vị kinh doanh?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Phân biệt quan hệ pháp luật kinh tế và quan hệ pháp luật dân sự:
1. Quan hệ pháp luật dân sự:
a) Khái niệm: Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xã hội do các quan hệ pháp luật dân sự điều chỉnh, tức là quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dân sự, các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân và tài sản trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại…
b) Đặc điểm:
* Chủ thể:
Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng nhưng độc lập về tài sản và tổ chức: Bởi vì quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh thường nhật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Đây là những quan hệ xã hội phát sinh thường nhật trong một phạm vi rất rộng, đáp ứng nhu cầu của bất cứ chủ thể nào trong xã hội.
– Biểu hiện của sự đa dạng: Chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự bao gồm:
+ Cá nhân;
+ Pháp nhân;
+ Tổ hợp tác;
+ Hộ gia đình;
+ Nhà nước.
– Độc lập về tổ chức: Chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự đều độc lập, không lệ thuộc về mặt tổ chức. Tránh trường hợp đổ lỗi trách nhiệm cho nhau.
– Độc lập về tài sản: Có sự rành rẽ, độc lập về tài sản.
* Địa vị pháp lý của các chủ thể: dựa trên cơ sở bình đẳng và không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác
– Các chủ thể luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, không có sự phân biệt về thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…
– Thể hiện của đặc điểm này trong quan hệ pháp luật dân sự:
+ Các chủ thể bình đẳng về tài sản: Các bên bình đẳng với nhau, thực hiện quyền và nghĩa vụ bằng tài sản của mình.
+ Bình đẳng về mặt tổ chức: Các chủ thể không lệ thuộc với nhau về mặt tổ chức, phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra.
* Lợi ích: chủ yếu là lợi ích kinh tế là tiền đề cho các quan hệ pháp luật dân sự
– Lý do để khẳng định lợi ích chủ yếu là lợi ích kinh tế là tiền đề cho các quan hệ pháp luật dân sự:
+ Thứ nhất là các quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản nên nó cũng mang các đặc điểm là có tính chất hàng hóa, tiền tệ và tính chất đền bù tương đương nên lợi ích về vật chất là một biểu hiện phổ biến trong quan hệ dân sự.
+ Các bên thiết lập một quan hệ dân sự nhằm một mục đích nhất định, tức là đều hướng đến một lợi ích nhất định có thể là lợi ích tinh thần hoặc lợi ích vật chất từ các quan hệ nhân thân hay quan hệ tài sản.
* Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể các bên trong quan hệ pháp luật dân sự quy định các biện pháp không trái với pháp luật.
– Các biện pháp cưỡng chế trong quan hệ dân sự có nhiều biện pháp như các biện pháp mang tính chất tinh thần như xin lỗi, cải chính công khai…Chủ yếu nhằm mục đích khắc phục các vấn đề thuộc về đời sống tinh thần, về các giá trị nhân thân.
2, Quan hệ pháp luật kinh tế:
a) Khái niệm: Quan hệ pháp luật kinh tế là đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa; phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa với nhau.
b) Đặc điểm: Quan hệ pháp luật kinh tế bao gồm:
– Nhóm quan hệ quản lý kinh tế: Là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh
– Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau: Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.
– Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp: Là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau..
Phân biệt quan hệ quản lý nhà nước về kinh tế với quan hệ kinh doanh và quan hệ nội bộ trong đơn vị kinh doanh
1, Nhóm quan hệ quản lý kinh tế: Là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh
+ Đặc điểm của nhóm quan hệ này:
+) Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (Các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình
+) Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng (Vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng)
+ Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.
2, Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau: Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.
+ Đặc điểm:
+) Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh
+) Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận.
+) Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
+) Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ tài sản – quan hệ hàng hoá- tiền tệ
– Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp
Là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau..
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính
– Những hạn chế trong quy định của pháp luật về bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả
– Phân loại quan hệ pháp luật dân sự
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại