Bố em có tham gia xây dựng công trình cho một Công ty xây dựng nhưng không kí hợp đồng lao động. Nay Công ty không chịu trả tiền công cho bố em. Liệu có đòi được phần tiền này không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bố em là tổ trưởng tổ thợ xây và có làm cho một công ty xây dựng nhà chung cư trên Hà Nội. Việc bố em nhận là do quen biết và bạn bè giới thiệu cho nhau và cũng không có hợp đồng với công ty xây dựng này. Năm 2009 công trình hoàn thành nhưng công ty không trả hết tiền công cho bố em dù bố em có đòi rất nhiều lần. Cuối cùng công ty đó nói là bố em về làm công trình mới cho công ty thì sẽ trả hết tiền công trình cũ và bố em cũng về làm. Đến năm 2011, công trình mới cũng xong nhưng công ty không trả hết tiền ở công trình cũng chỉ ứng cho khối lượng ở công trình mới. Gộp cả hai khoản tiền mà công ty còn nợ là gần 400 triệu đồng nhưng bố em đòi thì công ty khất hết lần này tới lần khác. Hiện tại, bố em chỉ có một giấy chốt khối lượng và số tiền công ty đó còn nợ có chữ kí của công ty đó. Luật sư cho em hỏi bố em có thể kiện công ty đó để yêu cầu trả số tiền công ty còn nợ bố em được không? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, giữa bố bạn và công ty xây dựng có quan hệ lao động nhưng không thành lập hợp đồng. Việc bố bạn nhận công trình từ trước năm 2009 đến năm 2011 là khoảng thời gian trên 03 năm thì cần có
Tuy nhiên, bố bạn vẫn còn giấy ghi nợ có chữ ký của công ty đó. Đây cũng có thể xem là bằng chứng cho thấy việc công ty chưa trả tiền công cho bố bạn, bằng chứng về việc bố bạn có thực hiện công việc xây dựng nhà chung cư thuộc hạng mục xây dựng của công ty đó. Vì vậy mà có thể kiện đòi khoản tiền và buộc công ty phải thanh toán.
Do bạn chưa nói rõ chữ ký là của chủ thể nào bên công ty, và cũng không nói rõ công ty thuộc loại hình nào, nên ta cần xem xét xem, liệu chủ thể đã ký vào tờ giấy chốt khối lượng và ghi số lượng tiền đó có phải là chủ thể đại diện và có thẩm quyền đại diện cho công ty không. Tùy vào mỗi hình thức công ty mà chủ thể đại diện theo pháp luật cũng có sự khác nhau, phụ thuộc vào Điều lệ Công ty:
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: đại diện theo pháp luật của công ty là chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;
– Công ty TNHH một thành viên: đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch hội đồng thành viên, hoặc chủ tịch công ty; hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;
– Công ty Cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty;
Thông thường, không nhất thiết phải là người đại diện theo pháp luật của công ty ký xác nhận vào giấy ghi nợ này, mà có thể là nhân viên công ty có nhiệm vụ liên quan đến hoạt động chi trả tiền lương, tiền công… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do vụ việc có tranh chấp nên phía công ty thường chối bỏ trách nhiệm với lý do người ký không phải là chủ thể đại diện theo pháp luật của công ty nên giấy ghi nợ không thuộc về nghĩa vụ của Công ty phải chi trả. Nếu trong trường hợp người ký vào tờ giấy ghi nợ mà bố bạn giữ không phải là một trong các chủ thể đại diện theo pháp luật của Công ty thì bố bạn vẫn có thể kiện để đòi chi trả hơn 400 triệu đồng tiền công, chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này sẽ là người đã ký tên vào giấy ghi nợ đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đơn kiện bố bạn có thể gửi đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có trụ sở của Công ty. Do thời gian bố bạn làm công trình xây dựng cho công ty đó cũng tương đối dài (hơn 03 năm) cho nên việc chứng minh rằng có tồn tại việc thực hiện công việc là điều tương đối dễ dàng, cùng với giấy ghi nợ thì đây là bằng chứng để buộc công ty phải thanh toán nốt số tiền cho bố bạn.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.