Quan Giám Sát là ai? Sự tích và Đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị?

Quan Lớn Đệ Nhị là vị quan lớn vô cùng linh thiêng, an linh trong hệ thống thần linh Tứ Phủ. Vào đời Hùng Vương thứ 18, Ngài là một trong 10 vị Quan cùng Vua Cha Bát Hải Động Đình có công đánh thắng giặc ngoại xâm được dân chúng cung kính và được thờ phụng tại rất nhiều ngôi đền trên cả nước. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Quan Lớn Đệ Nhị.

1. Quan Giám Sát là ai?

Quan Lớn Đệ Nhị còn được gọi với cái tên là Quan Đệ Nhị Giám Sát. Quan Giám Sát còn được giao quyền giám sát cai quản sơn lâm, do đó ngài còn được gọi với cái tên là Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn.

Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn là Quan đứng ở vị trí thứ hai trong Ngũ Vị Tôn Ông. Quan lớn là người con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Có truyền thuyết cho rằng, theo lệnh Vua Cha ông hạ phàm đầu thai vào Hoàng Cung, nhưng hạ phàm ở nơi đâu, triều nào thì không thấy nhắc tới (có sách cho rằng ông hạ phàm vào ngày mùng 3 tháng 11 năm Ất Dậu và hạ phàm vào một nhà quý tộc).

Quan Lớn Đệ Nghị là người văn võ song toàn, chính trực và vô cùng thông minh. Ông được mọi người ở khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn công tử đều thuận tình đến làm học trò của ông. Khi ông về chầu Thiên Đình, Quan Lớn Đệ Nghị được giao quyền giám sát cai quản Sơn Lâm, Thượng Ngàn. Quan Lớn Đệ Nghị Giám Sát giáng thế ban phúc cho dân chúng, khi dân bị hạn hán, cầu đảo ông thì ngay lập tức xuất hiện mưa thuận gió hòa.

Quan Lớn Đệ Nhị là một trong ba vị quan lớn ngự về đồng rất nhiều, ngay cả trong những ngày yến tiệc vui vẻ. Khi ngự về đồng, Quan Đệ Nghị mặc áo màu xanh la hay màu xanh lá cây có thêu rồng, hổ phù; cách hầu Quan Giám Sát làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ, múa kiếm (có một số nơi múa đôi kiếm, có nơi chỉ múa một kiếm hay có một số nơi lại múa một kiếm một cờ). Quan Đệ Nhị cũng giống như Quan Đệ Nhất, người ta thỉnh Quan Đệ Nhị về chứng đàn Nhạc Phủ khi mà khai đàn mở phủ. Bên cạnh đó, vào những dịp đại lễ như tạ phủ, mở phủ khai đàn, tạ phủ…thì trước ngày làm lễ, người ta sẽ thường hay thỉnh Quan Lớn Đệ Nghị Thượng Ngàn về thanh tra giám sát đàn mã đền phủ.

2. Sự tích Quan Lớn Đệ Nhị:

Vào thời Vua Hùng Vương thứ 18, Quan Lớn Đệ Nhị là một trong 10 vị Quan cùng Vua Cha Bát Hải Động Đình có công lao đánh thắng giặc ngoại xâm. Quan Lớn Đệ Nhị còn có nhiều tên gọi khác nhau như Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn, Quan Giám Sát, Quan Thanh tra Giám Sát, Quan Đệ Nhị Giám Sát. Ngài có nhiều sắc phong bao gồm: Nhạc Thần Đại Vương, Đô Đài Giám Sát, Đệ Nhị Thượng Ngàn Giám Sát Đại Vương Thượng Đẳng Tối Linh Thần.

Quan Lớn Đệ Nhị là vị Quan Ông đứng ở vị trí thứ hai trong hàng Ngũ Vị Quan Ông trong Tứ Phủ chỉ sau Quan Lớn Đệ Nhất. Ngài là Đức Thánh Thượng giáng trần xuống trở thành Thần Rắn, sau đó Ngài giáng trần vào các thời đại lần lượt như sau:

- Ngài giáng trần xuống giúp Đức Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 6, sau đó tại Vân Đình Ngài đã thác hóa.

- Ngài hạ sinh vào nhà họ Nguyễn tại vùng đất Nam Ninh và có tên là Nguyễn Chiêu Minh vào đời Hùng Vương thứ 18. Tại đây, Ngài cùng Vua Cha Nhạc Phủ đánh đuổi quân Thục xâm lược và trở thành vị tướng thứ 12 trong 12 vị tướng phò Vua Cha Bát Hải Động Đình Vĩnh Công Đại Vương.

- Ngày mồng 10 tháng 10 năm Bính Dần Ngài đầu thai xuống Hoàng Cung thời nhà Lê vào một gia đình quý tộc theo lệnh của Vua Cha. Cũng có sách nói Ngài hạ phàm vào ngày mồng 3 tháng 11 năm Ất Dậu.

- Quan Đệ Nhị được giao quyền giám sát sau khi trở về thiên đình và cai quản Sơn Lâm Thượng Ngàn. Khi gặp hạn hán, mất mùa, nhân dân cầu đảo Quan Dệ Nhị thì Ngài giáng thế để ban phúc cho nhân dân, cho mưa thuận gió hòa.

Mỗi năm người dân lại tổ chức lễ tiệc Quan Đệ Nhị Giám Sát một lần vào ngày 11 tháng 11 âm lịch.

3. Ngày tiệc Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn:

Ngày tiệc chính của Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn là vào ngày mùng 11 tháng 11 âm lịch (đây là ngày của quan hạ phàm).

Khi đội lệnh của Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn, những người đồng bị chấm lính bắt đồng, thì đệ tử được phép cắt tóc làm tôi, tức là nối nghiệp làm con phải đội lệnh Quan Đệ Nhị và mở phủ màu xanh.

Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị Quan lớn rất hay ngự về đồng. Khi ngự đồng, Ngài mặc trang phục có màu xanh (màu xanh lá hoặc màu xanh la) được thêu rồng, hổ phù và làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ, múa kiếm. Ngài có quyền phép là hô mưa, gọi gió, phù phép cho mưa thuận gió hoà khi dân chúng bị hạn hán, ban tài tiếp lộc, chép sinh cho trường thọ, đôi Quan Lớn Đệ Nhị giám sát quá trình đi lại việc cứu âm độ dương, giải chợ, giải đường.

4. Đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị:

Có 4 ngôi đền thờ chính Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát được nhân dân cho là vô cùng linh thiêng và đến dâng lễ, cúng bái thường xuyên.

- Đền Quan Giám Sát Linh Từ ở Lạng Sơn, ngôi đền tọa lạc ở xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 

+ Mỗi khi nói đến những ngôi đền thờ chính Quan Đệ Nhị thì đây là ngôi đền được nhắc đến đầu tiên. Ngôi đền Giám Sát Linh Từ được cho là nơi Quan Đệ Nhị trấn giữ miền Sơn Lâm.

+ Khi mới xây dựng ngôi đền được làm rất đơn sơ với tường tranh lá nứa cùng với số ít tượng thờ và cung thờ. Nhưng ngày nay, theo thời gian nhân dân không ngừng tu bổ và sửa sang, ngôi đền đã ngày một khang trang, rộng rãi và bề thế hơn.

+ Nguyên vật liệu chính để xây dựng đền là đá xanh được trạm trổ vô cùng đẹp mắt. Không chỉ có cung thờ Quan Lớn Đệ Nhị mà ngày nay còn mở rộng thêm ra các gian đại bái, tiền bái và trung bái, ngoài ra còn có cung thờ Cậu Bé ở bên ngoài.

Đền Quan Đệ Nhị ở Đồng Bằng, ngôi đền thuộc xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

+ Ngôi đền này nằm trong khu di tích đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải rất rộng lớn. Lịch sử tồn tại của ngôi đền là từ đời Hùng Duệ Vương thứ 18. Ngôi đền được xây dựng cùng thời điểm với đền Vua Cha Bát Hải Động Đình và 2 ngôi đền này cách nhau khoảng 500m. Người dân ở đây nói rằng đền Quan Đệ Nhị rất linh thiêng gắn liền với những câu chuyện tâm linh.

+ Đầu tiên, khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta. Khi ấy, căn cứ quân sự của ta chính là cùng đất của Trang Đào Động do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh của mình thành lập. Sau nhiều lần Đức Trần Triều nằm mơ, được Đức Vua Cha và Quan Giám Sát về bày kế đánh giặc. Hưng Đạo Vương đã làm theo đúng giấc mơ cho quân lính dàn trận theo kế sách đó. Quả nhiên các trận đánh của quân ta đều chiến thắng và có số ít bị thương vong. Do đó Hưng Đạo Vương đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông chính là nhờ vào những sự linh thiêng của các vị thánh nhân phù giúp. Sau này triều đình sắc phong ngài là Hộ Quốc Tỷ Dân Hiển Liệt Phúc Thần.

+ Đến câu chuyện thứ 2: xảy ra vào thời vua Khải Định ở thế kỉ thứ I. Nhà vua khi đó đã qua tuổi 40, mặc dù có nhiều thê thiếp nhưng nhà vua vẫn chưa có đến một người nối ngôi. Sau khi nghe danh vì độ linh thiêng nhà vua đã đến ngôi đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị ở đất Đào Động để dâng hương và xin Ngài độ cho sớm hoàng nam. Và rồi việc nhà vua cầu tự cũng linh ứng. Nhà vua đã cho trùng tu toàn bộ đền chùa, đình miếu tại vùng đất Đào Động trở nên đẹp và khang trang hơn để bày tỏ lòng cảm tạ với các ngài.

+ Hiện nay, ngôi đền Quan Lớn Đệ Nhị là ngôi đền có bề dày về kiến trúc cổ lâu đời và xếp trên là đền Đức Vua Cha Bát Hải. Nhân dân đến đền tới dâng hương, làm lễ chiêm bái rất thường xuyên. Tại đền Quan Lớn Đệ Nhị, hằng năm vào tháng 8 âm lịch, từ khắp mọi miền tổ quốc nhân dân lại đổ về tham quan cũng như chiêm bái rất tấp nập.

- Đền Quan Giám Sát ở Phố Cát, ngôi đền được tọa lạc ở Thành Vân, Thạch Thành, Thanh Hóa.

+ Ở đây nhân dân tương truyền rằng thường có vị Quan Ông hay giáng trần dạo chơi. Vì tôn thờ và sùng kính Ngài nên nhân dân nơi đây đã xây dựng đền thờ và hàng tháng hàng nằm, nhân dân thường dâng hương bái lạy Ngài.

- Đền Quan Giám Sát ở Phong Mục, ngôi đền được toạ lạc tại thôn Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

+ Ngôi đền Quan Đệ Nhị Giám Sát có vẻ ngoài không hề phô trương, không hào nhoáng được người dân tại thôn Phong Mục xây dựng và thành tâm thờ phụng hương khói hàng năm.

+ Ngôi đền này được xây dựng theo lối khá đơn giản, mộc mạc không chút cầu kỳ nhưng cốt lõi ở đât là nơi để người dân có thành tâm đến ngôi đền để chiêm bái Quan Đệ Nhị Giám Sát thể hiện lòng tôn kính thành tâm của mình đồng thời khấn nguyện cho gia đình có sức khỏe và bình an.

5. Cách sắm lễ dâng Quan Lớn Đệ Nhị:

Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn được biết đến là vô cùng linh thiêng. Khi đến đền lễ quan, người ta tin rằng cầu gì được nấy, cầu tài thì được tài, cầu lộc thì sẽ được lộc, cầu công danh sẽ có công danh. Nếu như có dâng lễ quan, bạn nên dâng ngân trần tức là dâng tiền thật. Bởi vì Quan Lớn Đệ Nhị là vị giám sát ở trên thượng ngàn, chuyên cung cấp tài lộc sơn lâm do vậy bạn nên dâng kim ngân trần gian thì Ngài Quan Lớn Đệ Nhị mới chứng cho lời khấn nguyện của bạn.

Tuy nhiên, khi đến lễ quan nhà Ngài thì bên cạnh việc đặt tiền thật lên ban thờ Ngài thì bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm một số vật lễ khác như: hoa, một đĩa trái cây có nhiều loại quả khác nhau, quả cau, cơi trầu, cút rượu, giấy tiền, xôi thịt, thẻ hương và cánh sớ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )