Quan điểm khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Quan điểm khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
1. Cơ sở pháp lý:
–
2. Luật sư tư vấn:
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm trái chiều nhau về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính, có “nên hay không nên” ủng hộ quan hệ hôn nhân này? Theo đó, có một số quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: ủng hộ quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan điểm này đưa ra những lập luận dựa trên cơ sở sinh học và trên quyền con người đó là:
Thứ nhất, xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người. Vì lẽ đó, quyền nhân thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ.
Thứ hai, vì đồng tính không phải là bệnh nên người đồng tính hoàn toàn có quyền lựa chọn việc xác lập quan hệ hôn nhân theo ý chí của mình. Việc pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân của họ sẽ giúp cho xã hội giảm bớt cách nhìn định kiến đối với người đồng tính.
Thứ ba, cần phải công nhận hôn nhân đồng tính bởi vì định kiến xã hội mà nhiều người đồng tính phải sống trong vỏ bọc, thực chất là hộ phải xác lập cuộc hôn nhân không tình yêu, nhằm che đậy giới tính thật của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân người đồng tính mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của những người liên quan.
Thứ tư, việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn người đồng tính đều phải tìm kiếm bạn tình một cách lén lút, tùy tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc của bản thân. Quan hệ tùy tiện, không chung thủy là nguy cơ lây truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đồng tính cũng như gia đình và xã hội.
Thứ năm, không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa người cùng giới tính ngày càng làm cho sự kì thị, phân biệt đối xử với người đồng tính thêm sâu sắc. Vì người đồng tính luôn phải tìm cách che giấu khuynh hướng tình dục, khó tiếp cận được các dịch vụ y tế để hướng tới đời sống tình dục an toàn.
Quan điểm thứ hai: không ủng hộ việc cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính. Quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.
Thứ nhất, những người theo quan điểm này cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh thì trong xã hội còn có nhiều người do ảnh hưởng của a dua, đua đòi họ muốn theo trào lưu, muốn sống thử với cảm giác mới dẫn đến tình trạng sông như vợ chồng của các cặp đôi đồng tính, ngày càng phổ biến ở khắp các vùng miền. Vì vậy để đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn truyền thống gia đình, pháp luật không cho phép kết hôn giữa những người đồng giới.
Thứ hai,
Thứ ba, quyền kết hôn là của mỗi cá nhân nhưng không chỉ đơn thuần như vậy vì hạnh phúc của mỗi cá nhân không tách rời hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nên trong chừng mực nhất định lợi ích của cá nhân trong gia đình phải cân bằng cùng lợi ích của gia đình và xã hội, vì lẽ đó quyền tự do kết hôn luôn giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật.
>>> Luật sư
Thứ tư, pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà không cấm họ chung sống với nhau. Do vậy, người đồng tính vẫn có thể chung sống như vợ chồng mà không bị ngăn cấm, hay cản trở, họ vẫn có quyền được mưu cầu hạnh phúc.
Như vậy, mỗi quan điểm đều có lập luận hợp lí. Không thể phủ nhận rằng số người đồng tính bẩm sinh có nhu cầu luyến ái là một nhu cầu thực tế, nếu ngăn cảm họ thì hạn chế quyền tự do cá nhân của họ, mà đồng tính luyến ái không phải là tệ nạn, cũng không gây hậu quả xấu cho xã hội khi họ kết hôn. Trên thế giới đã có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận kết hôn đồng giới như: Hà Lan. Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, … Ở Việt Nam chúng ta hiện nay quy định việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính đang tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với những đồng tính. Tuy nhiên, trong một xã hội truyền thống như Việt Nam, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới ở thời điểm này cần phải được nghiên cứu một cách thận trọng. Để đáp ứng nhu cầu đối với người đồng tính pháp luật nên ghi nhận quyền được sống chung giữa những người đồng giới, nhưng nếu họ yêu cầu công nhận việc kết hôn của họ thì nhà nước không công nhận, pháp luật không cấm việc chung sống với nhau của người đồng tính, nhưng pháp luật cũng không công nhận họ là vợ chồng, nhằm đảm bảo đạo đức phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc. Việc thừa nhận quyền sống chung của họ, tạo ra nhận thức đúng mực, cách ứng xử phù hợp với những người đồng tính, hạn chế sự phân biệt đối xử với người đồng tính, tạo ra cái nhìn đúng đắn của xã hội với người đồng tính, cảm thông chia sẻ với họ, bớt sự áp lực của họ và người thân của họ. Việc ghi nhận quyền được sống chung giữa những người đồng tính sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý cần được pháp luật điều chỉnh như quyền nhân thân, tài sản, con cái hoặc việc nhận nuôi con nuôi. Vì vậy Nhà nước ta cần xem xét và có quy định pháp lý cho họ như quyền yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ, sống chung thủy đối với quyền nhân thân và tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền tài sản.