Để học tốt các dạng làm văn môn Hoá học, phần dưới đây liệt kê các kiến thức liên quan đến vấn đề Polime nào được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, cực sát đề thi chính thức. Sau đây mời các bạn vào tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Polime nào dưới đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng:
Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp nhiều monome nhỏ thành một phân tử lớn polime và đồng thời giải phóng các phân tử nhỏ khác, ví dụ như H2O. Tổng quát, polime là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
Trong số các polime sau đây, polime nào được tổng hợp thông qua phản ứng trùng ngưng?
A. Poli metyl metacrylat
B. Poli etylen terephtalat
C. Polistiren
D. Poliacrilonitrin
Đáp án là B, vì poli etylen terephtalat được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng. Các polime trong các lựa chọn A, C, D đều được tạo thành thông qua phản ứng trùng hợp.
2. Lý thuyết cần nhớ về Polime:
Polime là tập hợp các chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
Polime được phân loại thành hai loại chính:
Polime thiên nhiên (có sẵn trong tự nhiên) bao gồm tinh bột, xenlulozo, và tơ tằm. Polime tổng hợp (tổng hợp bởi con người) bao gồm cao su buan, poli…
Cấu tạo và tính chất của polime:
Phân tử polime được tạo thành từ nhiều mắt xích liên kết với nhau, ví dụ như polime có mắt xích là – CH2 – CH2 -. Các mắt xích có thể liên kết với nhau để tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh.
Tính chất vật lý:
Polime thường là chất rắn và không bay hơi. Chúng không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường, mặc dù một số polime có thể tan trong axeton. Ở nhiệt độ cao, polime có thể phân hủy.
Ứng dụng của Polime
Chất dẻo, là loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo, có thành phần chủ yếu là polime, có thể kèm theo một số chất khác như chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia, v.v.
Chất dẻo có nhiều ưu điểm như nhẹ, bền, cách điệu, cách nhiệt, dễ gia công, và hiện nay đã thay thế kim loại, sành sứ, thủy tinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dưới đây là một số polime được sử dụng để làm chất dẻo:
a. Polietilen (PE): Là chất dẻo mềm, nóng chảy ở nhiệt độ lớn hơn 110°C, có tính trơ tương đối của ankan mạch dài, được sử dụng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng, v.v.
b. Poli (vinyl clorua) PVC: Là chất vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được sử dụng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa, da giả, v.v.
c. Poli (metyl metacrylat): Có đặc tính trong suốt cho ánh sáng truyền qua tốt, được sử dụng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
d. Poli (phenol – fomanđehit) PPF: Có 3 dạng như nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit. Mỗi dạng có ứng dụng khác nhau, như sản xuất vecni sơn, keo, đồ điện, vỏ máy, v.v.
Các loại tơ là những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có cấu trúc mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi. Tơ được phân thành tơ thiên nhiên (như bông, len) và tơ hóa học (như nilon, tơ lapsan).
Cao su, một vật liệu polime có tính đàn hồi, được phân thành cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.
Keo dán, một loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu mà không làm biến đổi bản chất của chúng, được phân thành keo dán hữu cơ (như keo tinh bột, keo epoxi) và keo dán vô cơ (như thủy tinh lỏng, matit vô cơ).
Bản chất của keo dán là có thể tạo ra màng mỏng, bền vững kết dính nội và bám chắc vào hai mảnh vật liệu được dán kết dính ngoại.
3. Bài tập vận dụng và lời giải:
Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
A. Amilozơ. B. Nilon-6,6.
C. Nilon-7 D. PVC.
Lời giải:
Polime thiên nhiên là polime có sẵn trong thiên nhiên.
→ Đáp án A
Câu 2: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?
A. tơ tằm. B. tơ capron.
C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.
Lời giải:
A tơ thiên nhiên (poliamit)
B từ ε-aminocaproic
C từ axit adipic và hexametylendiamin
D. Từ xenlulozo
→ Đáp án D
Câu 3: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ?
A. Saccarozơ B. Tinh bột
C. Glucozơ D. Xenlulozơ
Lời giải:
– Tơ visco được tạo thành từ phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH tạo thành một dung dịch nhớt gọi là visco. Bơm dung dịch này qua những lỗ rất nhỏ rồi ngâm trong dung dịch H2SO4 tạo thành tơ visco.
→ Đáp án D
Câu 4: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco. B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ nitron. D. Tơ tằm.
Lời giải:
Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polime thiên nhiên
nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học (VD: tơ visco, tơ xenlulozơ triaxetat).
⇒ chọn A. (B và C là tơ tổng hợp, D là tơ thiên nhiên).
→ Đáp án A
Câu 5: Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
A. tơ nilon-6,6 và bông. B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.
C. tơ tằm và bông. D. tơ visco và tơ axetat.
Lời giải:
+ Bông là tơ thiên nhiên → A sai.
+ Tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên → C sai.
+ tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) → D sai.
→ Đáp án B
Câu 6: Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau
A. CH2=CHCH2Cl B. CH3CH=CH2
C. CH2=CHCl D. CH2=CH2
Lời giải:
PVC là –(-CH2-CH(Cl)-)-n → monome tạo thành là CH2=CHCl
→ Đáp án C
Câu 7: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,…. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là
A. poli(metyl metacrylat) B. poliacrilonitrin.
C. poli(vinyl metacrylat) D. poli(hexametylen ađipamit).
Lời giải:
Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là: CH2=C(CH3)-COOCH3
→ Đáp án A
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Polime không bay hơi được.
B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.
D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
Lời giải:
A, B, D đúng, do polime có khối lượng phân tử lớn, được cấu tạo bởi nhiều mắt xích tạo thành.
C sai vì thủy tinh hữu cơ là loại chất dẻo, rất bền, cứng, trong suốt.
→ Đáp án C
Câu 9: Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là : etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là :
A. 3 → 6 → 2 → 4 → 5 → 1.
B. 6 → 4 → 2 → 5 → 3 → 1.
C. 2 → 6 → 3 → 4 → 5 → 1.
D. 4 → 6 → 3 → 2 → 5 → 1.
Lời giải:
2CH4 –1500o, làm lạnh nhanh→ CH≡CH + 3H2
CH ≡ CH + H2 –(Pd/PbCO3)→ CH2 = CH2
CH2 = CH2 + H2O –H+, to→ C2H5OH
2C2H5OH –ZnO, MgO, 400o→ CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2
nCH2=CH-CH=CH2 –Na, to, p→ (CH2-CH=CH-CH2)n
→ Đáp án A
Câu 10: Khi đun phenol với fomanđehit (có axit làm xúc tác) tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime tạo thành có cấu trúc mạch:
A. Phân nhánh.
B. Không phân nhánh.
C. Không gian ba chiều.
D. Hỗn hợp vừa phân nhánh vừa có cấu tạo không gian ba chiều.
Lời giải:
Khi đun phenol với fomandehit có axit làm xúc tác thì thu được nhựa novolac, là polime không phân nhánh.
→ Đáp án B
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau:
X → Y → Z → T → poli(vinyl axetat)
X là chất nào dưới đây ?
A. C2H5OH B. CH≡CH
C. CH3COOH D. CH3CHO
Lời giải:
C2H2(X) ⇒ CH3CHO(Y) ⇒ CH3COOH (Z) ⇒ CH3COOC2H3(T)
→ Đáp án B
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.
B. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.
C. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol.
D. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.
Lời giải:
A sai vì cao su buna-N thuộc loại cao su tổng hợp.
→ Đáp án A
Câu 13: Câu nào sau đây là đúng?
A. Chất dẻo là những polime có tính đàn hồi.
B. Những vật liệu có tính dẻo đều là chất dẻo.
C. Chất dẻo là những polime có tính dẻo.
D. Chất dẻo là những polime có khối lượng phân tử rất lớn.
Lời giải:
Chất dẻo là những polime có tính dẻo.
Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
– Có một số chất dẻo chỉ chứa polime song đa số chất dẻo có chứa thành phần khác ngoài polime bao gồm chất độn (như muội than, cao lanh, mùn cưa, bột amiăng, sợi thủy tinh…làm tăng một số tính năng cần thiết của chất dẻo và hạ giá thành sản phẩm) và chất dẻo hóa (làm tăng tính dẻo và dễ gia công hơn).
→ Đáp án đúng là đáp án C.
→ Đáp án C
Câu 14: Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng ?
A. Tơ visco B. Tơ lapsan
C. Tơ clorin D. Tơ enang
Lời giải:
Polime có thể tham gia phản ứng cộng nếu trong phân tử có liên kết bội.
Trong các tơ: tơ visco là sản phẩm của phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH, tơ clorin là
-(-CHCl-CHCl-)n-, tơ lapsan là -(-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)n-, tơ enang là -(-NH-[CH2]6-CO-)n-.
→ Tơ lapsan -(-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)n– có thể tham gia phản ứng cộng
→ Đáp án đúng là đáp án C.
→ Đáp án C