Phương trình điện li là kiến thức hóa học trong chương trình lớp 11. Bài viết này hệ thống lại kiến thức về viết phương trình điện li và cách viết phương trình điện li của 1 axit yêu là H2CO3. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Phương trình điện li H2CO3 kèm bài tập vận dụng có đáp án dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phương trình điện li H2CO3:
Nhận diện H2CO3 là Axit yếu, khi viết phân li chúng ta sử dụng mũi tên 2 chiều và các axit này là axit 2 nấc nên chúng ta phải viết từng nấc 1
H2CO3 ⇆ H+ + HCO3-
HCO3- ⇆ H+ + CO32-
2. Bài tập áp dụng có đáp án:
Bài 1: Cho các chất sau: NaCl; HF; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; H3PO4; (NH4)3PO4; H2CO3; ancol etylic; CH3COOH; AgNO3; Glucozơ; glyxerol; Al(OH)3; Fe(OH)2; HNO3.
Xác định chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu, chất không điện ly? Viết phương trình điện ly của các chất (nếu có).
Hướng dẫn:
- Chất điện ly mạnh: NaCl; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; (NH4)3PO4; AgNO3; HNO3.
Phương trình điện ly:
NaCl → Na+ + Cl- CuSO4 → Cu2+ + SO42-
NaOH → Na+ + OH- Mg(NO3)2 → Mg2+ + 2NO3-
(NH4)3PO4 → 3NH4+ + PO43- AgNO3 → Ag+ + NO3-
HNO3 → H+ + NO3-
- Chất điện ly yếu: HF; H3PO4; H2CO3; CH3COOH; Al(OH)3; Fe(OH)2.
Phương trình điện ly:
HF ⇔ H+ + F- CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+
H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4- Al(OH)3 ⇔ Al3+ + 3OH-
H2PO4- ⇔ H+ + HPO42- H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-
HPO42- ⇔ H+ + PO43- HCO3- ⇔ H+ + CO32-
Fe(OH)2 ⇔ Fe2+ + OH-
- Chất không điện ly: Glucozơ; glyxerol; ancol etylic.
Bài 2: Pha loãng dần dần một dung dịch axit sunfuric, người ta thấy độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu tăng dần sau đó lại giảm dần. Hãy giải thích hiện tượng.
Hướng dẫn:
Axit sunfuric phân li như sau :
H2SO4 → H+ + HSO4- : điện li hoàn toàn.
HSO4- ⇔ H+ + SO42- : K = 10-2
Lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li tăng lên làm tăng nồng độ ion. Do
đó độ dẫn điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục pha loãng thì nồng độ ion giảm làm cho độ dẫn điện giảm.
Bài 3: Theo thuyết axit-bazơ của Bronsted, các chất sau giữ vai trò là axit – bazơ – lưỡng tính – trung tính: HSO4-, H2PO4-, PO43-, NH3, S2-, Na+ , Al3+, Cl- , CO32- , NH4+, HS-
Hướng dẫn:
- Axit: NH4+, HSO4-, Al3+
NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O-
HSO4- + H2O ⇔ SO42- + H3O-
Al3+ + H2O ⇔ [Al(OH)]2+ + H+
- Bazơ: PO43-, NH3, S2-, CO32-
PO43- + H2O ⇔ HPO4- + OH-
NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-
S2- + H2O ⇔ HS- + OH-
CO32- + H2O ⇔ HCO3- + OH-
- Lưỡng tính: H2PO4-, HS-
H2PO4- + H2O ⇔ H3PO4 + OH-
H2PO4- + H2O ⇔ HPO42- + H3O+
HS- + H2O ⇔ H2S + OH-
HS- + H2O ⇔ S2- + H3O+
- Trung tính: Na+, Cl-
Bài 5: Cho dãy các chất: KAI(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11(saccarozo), CH3COOH, Ca(OH)2, HF, NaCl, glixerol, H₂S, HCI, CH3COONa, KOH, Al(OH)3, NaOH rắn khan. Cho biết chất nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu, chất không điện li.
Hướng dẫn:
- Chất điện li mạnh (axit mạnh, bazơ mạnh, muối tan): KAl(SO4)2.12H2O, Ca(OH)2, NaCl, HCI, CH3COONa, KOH, NaOH rắn khan.
- Chất điện li yếu: CH3COOH, HF, Al(OH)3, H2S.
- Chất không điện li: C2H5OH, C12H22O11(saccarozo), glixerol.
Bài 6: Viết phương trình phân li thành ion của các chất điện li sau: K2MnO4, Ba(ClO3)2, K2Cr2O7, CH3COOH, H3PO4 (viết 1 phương trình phân li cho ion PO4), Al(OH)3 (kiểu axit – bazo), Na2SO4, (CH3COO):Ba, dung dịch Ba(AlO2)2. Zn(OH)2 (phân li kiểu axit – bazo), HF, NaCl, Al2(SO4)3, Ba(NO3)2, KAI(SO4)2.12H2O, MgCl2.KC1.6H2O.
Hướng dẫn:
1. K2MnO2K+MnO
2. Ba(ClO3), Ba2+ +2CIO
3.K2Cr2O7 →2K++CO
4. CH3COOHCH,COO+H+
5. H₃PO₄3H+PO
6. + Phân li kiểu bazơ: Al(OH), Al + 3OH + Phân li kiểu axit: Al(OH), AIO + H+ +H₂O
7. Na₂SO₄2Na +SO
8. (CH3COO), Ba2CH,COO+Ba²*
9. Ba(AIO₂), Ba²+2AIO
10. Phân li kiểu bazo: Zn(OH), Zn2+ + 2OH + Phân li kiểu axit: Zn(OH),ZnO +2H+
11.HFH+ +F”
12. NaCl→Na+ + Cl
13. Al2(SO4)3→2Al³++3SO
14. Ba(NO3)2 →→Ba² + 2NO
15. KAI(SO4)2.12H2O→K+ + Al³+ + 2SO3+12H₂O
Bài 7: Phương trình điện li viết đúng là
A. NaCl → Na2+ + Cl-.
B. Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-.
C. C2H5OH → C2H5+ + OH-.
D. CH3COOH → CH3COO- + H+.
Bài 8: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M có số mol của ion H+ và SO42- lần lượt là
A. 0,02 và 0,01.
B. 0,04 và 0,02.
C. 0,02 và 0,02.
D. 0,20 và 0,40.
Bài 9: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?
A. H2SO4 ⇌ H+ + HSO4-
B. H2CO3 ⇌ H+ + HCO3-
C. H2SO3 ⇌ H+ + HSO3-
D. Na2S ⇌ 2Na+ + S2-
Bài 10: Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M biết hằng số điện li của axit đó là 2.10-5 .
A. 1,5.10-6M
B. 1,4.10-3M
C. 2.10-5M
D. 1,5 .10-5M
Bài 11: Cho 200 ml dung dịch X chứa axit HCl 1M và NaCl 1M. Số mol của các ion Na+, Cl-, H+ trong dung dịch X lần lượt là:
A. 0,2; 0,2; 0,2
B. 0,1; 0,2; 0,1
C. 0,2; 0,4; 0,2
D. 0,1; 0,4; 0,1
Đáp án: C
Bài 12: Phương trình điện li nào sau đây không đúng ?
A. HCl → H+ + Cl-
B. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+
C. H3PO4 → 3H+ + PO43-
D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43-
Đáp án: C
Bài 13: Các chất dẫn điện là
A. KCL nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.
B. dung dịch glucozơ , dung dịch ancol etylic , glixerol.
C. KCL rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.
D. Khí HCL, khí NO, khí O3.
Đáp án: A
Bài 14: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
A. KOH, NaCL, H2CO3.
B. Na2S, Mg(OH)2 , HCl.
C. HClO, NaNO3, Ca(OH)3.
D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2.
Đáp án: D
Bài 15: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là
A. 0,001M. B. 0,086M. C. 0,00086M. D. 0,043M.
Đáp án: C
3. Một số đề bài tập luyện tập thêm:
Bài 1: Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và axit nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phươn trình điện li của chúng.
Bài 2: Viết phương trình điện li các chất sau:
a) Các axit yếu: H2S, H2CO3.
b) các muối: K2CO3, NaClO, NaHS.
c) bazơ mạnh: LiOH
d) hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2 Bài 3: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit
D. Một bazơ không nhât thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Bài 4: Đối với dd axit yếu CH3COOH 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,1M
B. [H+] > [CH3COO-]
C. [H+] < [CH3COO-]
D. [H+] < 0,1M
Bài 5: Đối với dd axit yếu HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. H+] = 0,1M
B. [H+] > [NO3-]
C. [H+] < [NO3-]
D. [H+] < 0,1M
Bài 6: Pha 150 ml dung dịch Fe(SO4)3 0,1M vào nước thu được dung dịch X. Tính nồng độ các ion trong dung dịch X.
Bài 7: Pha 0,15 mol phèn crom-kali (K2SO4.Cr2(SO4)3. 24H2O) vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Tính nồng độ các ion trong dung dịch X.
Bài 8: Pha 200 ml dung dịch HNO3 0,1 M. H2SO4 0,1M với 300 ml dung dịch MgSO4 1M thu được dung dịch X. Tính nồng độ các ion trong dung dịch X.
Bài 9: Dung dịch Y chứa Na (0,2 mol), OH (0,2 mol), PO (0,3 mol), NH4+ (x mol). Tìm giá trị của x. Câu 7: Dung dịch Y chứa Al³ (0,2 mol), Mg2+ (0,15 mol), Cl (0,15 mol), SO4² (y mol), HCO3 (0,15 mol). Tìm giá trị của y.
Bài 10: Dung dịch X chứa Na (0,3 mol), Al” (0,3 mol), SO2 (0,16 mol) còn lại là CI. Tính khối lượng muối trong dung dịch. Câu 9: Một dung dịch chứa 0,08 mol Cu², 0,12 mol K”, x mol NO và y mol SO₄. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 24,92 gam. Tìm giá trị của x và y.
Bài 11: Một dung dịch có chứa 4 ion là : 0,2 mol M², 0,6 mol Na*, 0,7 mol NO, và 0,1 mol CI. Biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 64,35 gam chất rắn khan (biết rằng khi cô cạn phần hơi chỉ có nước). Xác định M và a?
Bài 12: Dung dịch X gồm a mol Fe³; 0,3 mol K; 0,5 mol NO; ; 0,15 mol NH và 0,05 mol SO. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch X?
THAM KHẢO THÊM: