Phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi và thủ tục phê duyệt phương thức xử lý. Phương thức xử lý sản phẩm không đảm bảo.
Phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi và thủ tục phê duyệt phương thức xử lý. Phương thức xử lý sản phẩm không đảm bảo.
Thực phẩm không bảo đảm an toàn là thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đối với loại thực phẩm này, chủ sản phẩm phải thu hồi lại sản phẩm (có thể là thu hồi tự nguyện hoặc thu hồi bắt buộc) và xử lý những thực phẩm đó. Việc xử lý phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm tránh ảnh hưởng đến môi trường, đến sức khỏe con người.
Việc xử lý sản phẩm sau khi thu hồi được thực hiện dưới phương thức quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BYT như sau:
– Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về chất lượng, lỗi ghi nhãn so với hồ sơ công bố nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;
– Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về chất lượng có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;
– Tái xuất: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, không phù hợp với hồ sơ công bố, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, chủ sản phẩm đề nghị phương thức tái xuất;
– Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm không phù hợp với hồ sơ công bố gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể khắc phục lỗi hoặc chuyển Mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BYT.
Việc xử lý sản phẩm sau khi thu hồi phải được lập thành bản kế hoạch và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thủ tục phê duyệt dự án xử lý thực phẩm được thực hiện theo Điều 6 Thông tư 17/2016/TT-BYT như sau:
– Chủ sản phẩm lập Báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn và đề xuất phương thức xử lý (theo mẫu quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BYT). Thời hạn lập là 03 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thu hồi sản phẩm.
Phương thức xử lý nếu có nhiều quan điểm khác nhau thì áp dụng phương thức quản lý của cơ quan có thẩm quyền được phân công lĩnh vực quản lý với sản phẩm.
Xem thêm: Truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn
– Sau khi nhận được Báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn và đề xuất phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm gửi cho chủ sản phẩm Phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BYT.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm không có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi thì chủ sản phẩm được thực hiện xử lý sản phẩm theo kế hoạch đã gửi cho cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
Thời hạn xem xét là 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận.
– Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm không đồng ý với phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ sản phẩm gửi thì phải có văn bản đề nghị chủ sản phẩm sửa đổi, bổ sung.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Sau khi nhận được văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, chủ sản phẩm có trách nhiệm hoàn chỉnh phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi và nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Xử phạt về hành vi bán hàng hóa thức ăn chăn nuôi hết hạn