Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, mỗi phương thức khác nhau sẽ có mức độ an toàn khác nhau và chi phí cũng khác nhau. Chọn phương thức nào còn tùy thuộc vào mối quan hệ của các bên, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của giao dịch. Cùng tìm hiểu phương thức thanh toán và phương thức thanh toán khác hình thức thanh toán thế như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Phương thức thanh toán là gì?
- 2 2. Phương thức thanh toán khác hình thức thanh toán thế như thế nào?
- 3 3. Các phương thức, hình thức thanh toán:
- 4 4. Các phương thức thanh toán quốc tế:
- 4.1 4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance):
- 4.2 4.2. Phương thức nhờ thu (Collection of payment):
- 4.3 4.3. Thư tín dụng (Letter of Credit L/C):
- 4.4 4.4. Phương thức ghi sổ (Open account):
- 4.5 4.5. Phương thức thư ủy thác mua hàng (Authority to Purchase – A/P):
- 4.6 4.6. Bảo lãnh và tín dụng dự phòng:
1. Phương thức thanh toán là gì?
Phương thức thanh toán là cách thức, phương pháp thực hiện nghĩa vụ về tài sản.
Phương thức thanh toán có thể thực hiện bằng hình thức trả bằng tiền mặt, bằng séc, thanh toán qua ngân hàng, thư tín dụng, thanh toán bằng hiện vật… hoặc theo sự thoả thuận của các bên.
Cách thức thực hiện có thể là trả làm một lần hoặc trả nhiều lần hay trả theo định kì… hoặc tuỳ thuộc vào cách thức mà các bên thoả thuận.
Phương thức thanh toán tiếng Anh là: Payment Methods
Payment methods are the ways in which customers pay for their subscription services. A customer can choose a payment method based on your company’s list of preferred payment methods.
2. Phương thức thanh toán khác hình thức thanh toán thế như thế nào?
Phương thức thanh toán được hiểu là cách thức, phương pháp thực hiện nghĩa vụ về tài sản.
Hình thức thanh toán là là dạng tài sản được dùng để thanh toán. Hiện nay hình thức thanh toán gồm hai dạng sau: hình thức thanh toán bằng tiền mặt và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản, tín dụng, ghi séc,…)
3. Các phương thức, hình thức thanh toán:
Dạng thức đơn giản và cổ xưa nhất của thanh toán là hàng đổi hàng. Trong thế giới hiện đại, các hình thức thanh toán bao gồm tiền mặt, chuyển khoản, tín dụng, ghi nợ, séc, Bitcoin và các loại tiền mã hóa,… Trong giao dịch thương mại, thanh toán thường phải đi kèm với hóa đơn và biên nhận. Trong các giao dịch phức tạp, thanh toán còn bao gồm cả chuyển cổ phiếu và các dàn xếp khác của các bên.
Để hoàn thành một giao dịch mua hàng, khâu cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, là thanh toán. Dạng thức đơn giản và cổ xưa nhất của thanh toán là hàng đổi hàng. Trong thế giới hiện đại, các hình thức thanh toán bao gồm tiền mặt, chuyển khoản, tín dụng, ghi nợ, séc, Bitcoin và các loại tiền mã hóa,… Trong giao dịch thương mại, thanh toán thường phải đi kèm với hóa đơn và biên nhận. Trong các giao dịch phức tạp, thanh toán còn bao gồm cả chuyển cổ phiếu và các dàn xếp khác của các bên.
Nếu như trước đây, hình thức thanh toán chính chỉ là thanh toán bằng tiền mặt thì giờ đây, với sự phát triển của công nghệ, các hình thức thanh toán mới đã xuất hiện là thanh toán bằng thẻ và thanh toán bằng phương thức chuyển khoản.
Thanh toán bằng tiền mặt: là phương thức thanh toán phổ biến nhất, chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch mua bán nhỏ lẻ.
Thanh toán bằng thẻ: Hình thức thanh toán sử dụng thẻ ngân hàng. Với sự xuất hiện của việc sử dụng thẻ thanh toán, thói quen sử dụng tiền mặt cũng dần được thay thế bằng những chiếc thẻ nhỏ gọn. Tuy nhiên để thực hiện phương thức này đỏi hỏi cửa hàng phải có thiết bị phần cứng (máy quẹt thẻ) để thực hiện được giao dịch.
Chuyển khoản: là việc chuyển tiền từ tài khoản người mua sang tài khoản người nhận. Một số ưu đãi nhất định được dành cho người mua nếu thực hiện thanh toán bằng phương thức này tùy theo quy định (vd: giảm thuế VAT cho thanh toán chuyển khoản với giao dịch trên 20 triệu đồng)
4. Các phương thức thanh toán quốc tế:
4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance):
Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó một khách hàng của ngân hàng (người yêu cầu chuyền tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định, với hình thức chuyển tiền trả sau, người xuất khẩu sẽ đứng vào vị trí bất lợi trong trường hợp hàng hóa đã chuyển đi mà vì lý do nào đó người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng dẫn đến người bán chậm nhận được thanh toán. Ngược lại, với phương thức chuyển tiền trả trước, rủi ro sẽ chuyển sang cho nhà nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưa nhận được hàng vì người xuất khẩu chậm trễ giao hàng.
4.2. Phương thức nhờ thu (Collection of payment):
Để khắc phục những yếu điểm của phương thức chuyển tiền trả sau, phương thức nhờ thu điển hình là phương thức nhờ thu hối phiếu kèm theo chứng từ ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hóa cho người nhập khẩu thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:
Người xuất khẩu – người ủy thác thu: Principal
Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu – ngân hàng được ủy thác thu: Remitting bank.
Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu): Collecting bank
Người nhập khẩu hoặc do người nhập khẩu chỉ định: Drawee
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại:
Nhờ thu trơn – clean collection: là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại.
Nhờ thu chứng từ – documentary collection là:
Chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại
Chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính.
Trong thanh toán ngoại thương, phương thức nhờ thu chứng từ được sử dụng phổ biên hơn.
Nhờ thu trơn
Người XK giao hàng/cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho người NK.
Ký phát hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người NK nước ngoài.
Ngân hàng chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước người NK thu hộ.
Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền.
Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.
Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu
Nhờ thu chứng từ
Người XK giao hàng cho người NK.
Lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu nước ngoài.
Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho nhân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu thu hộ.
Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người nhập khẩu.
Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả hối phiếu để nhận chứng từ đi nhận hàng.
Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển (nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền).
Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu.
So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu hơn, vì ngân hàng trong phương thức này đã thay người xuất khẩu khống chế chứng từ hàng hóa, người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người xuất khẩu vẫn chưa chắc chắn vì:
Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ – documents against payment (D/P): tuy vẫn còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng nếu người nhập khẩu không nhận hàng và không trả tiền, người xuất khẩu phải tốn thêm thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn và giải tuyết lô hàng đã gửi.
Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ – documents against acceptance (D/A): người xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thu tiền lúc này hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu.
Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc phương tiện vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tụ không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, do đó hàng hóa có thể được chuyển giao cho người nhập khẩu trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.
4.3. Thư tín dụng (Letter of Credit L/C):
L/C là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) cam kết trả tiền cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) khi người này xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng.
4.4. Phương thức ghi sổ (Open account):
Là phương thức thanh toán mà người bán mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu vào thời điểm xác định trong tương lai. Phương thức này chỉ thuận tiện và an toàn trong trường hợp hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, đã mua bán hàng nhiều lần và người mua có uy tín thanh toán.
Sử dụng phương thức ghi sổ có rất nhiều rủi ro. Các ngân hàng không tham gia với chức năng là người mở thài khoản và thực hiện việc thanh toán. Chỉ đến kỳ thanh toán theo thỏa thuận, nhà nhập khẩu mới thông qua ngân hàng của mình để thanh toán khoản tiền nợ cho nhà xuất khẩu. Trong nghiệp vụ thanh toán ghi sổ, chỉ có nhà xuất khẩu mở tài khoản ghi chép các khoản tiền hàng, nhà nhập khẩu không mở tài khoản song song, nếu có mở thì tài khoàn đó chỉ có giá trị theo dõi chứ không có giá trị thanh toán giữa hai bên.
Quy trình thực hiện:
Nhà xuất khẩu giao hàng/dịch vụ và gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu nhận hàng.
Nhà xuất khẩu ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho nhà nhập khẩu
Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm) nhà nhập khẩu chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu
Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin tưởng lẫn nhau. Để đảm bảo an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp đảm bảo như bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc,…
4.5. Phương thức thư ủy thác mua hàng (Authority to Purchase – A/P):
Thư ủy thác là thư do ngân hàng nước nhà nhập viết cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài theo yêu cầu của người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người ký phát cho người nhập khẩu. Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư ủy thác mua mà trả tiền cho hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người nhập khẩu và giao chứng từ cho họ.
Phương thức này áp dụng chủ yếu trong các
Có hai cách thức chuyển tiền sang ngân hàng của nước xuất khẩu để mua hàng:
Người nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình chuyển tiền đặt cọc 100% sang ngân hàng nước xuất khẩu để ngân hàng này phát hành A/P.
Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình phát hành A/P cho ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu hưởng và đặt cọc 100% trị giá của A/P. Trên cơ sở A/P đó, ngân hàng nước xuất khẩu phát hành một A/P đối ứng cho người thụ hưởng là nhà xuất khẩu.
4.6. Bảo lãnh và tín dụng dự phòng:
Thực chất bảo lãnh và tín dụng dự phòng là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thường có các bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hơp đồng; bảo lãnh trả tiền ứng trước (hoặc tiền cọc); bảo lãnh hàng máy móc, thiết bị; bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc; bảo lãnh thanh toán,…
Thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản ràng buộc khi được phát hành. Trong đó người phát hành cam kết với người thụ hưởng thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng nguyên tắc. Người phát phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển tiền theo phương thức trả tiền ngay, hoặc chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu.
Bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng được sử dụng kết hợp với các phương thức thanh toán khác để tăng độ an toàn cho các bên. Do vậy, trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt đối với các hàng hóa có giá trị lớn như máy móc, thiết bị các bên cũng nên xem xét và áp dụng các biện pháp bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng.