Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp cụ thể. Vậy theo quy định hiện nay thì Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé
Mục lục bài viết
- 1 1. Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu:
- 1.1 1.1. Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất:
- 1.2 1.2. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan:
- 1.3 1.3. Phương pháp giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam:
- 1.4 1.4. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại:
- 2 2. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu:
- 3 3. Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan được căn cứ vào đâu?
1. Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu:
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC, phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu gồm:
1.1. Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất:
– Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
– Cách thức xác định:
+ Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất: Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến việc hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu mà không được giao tại cửa khẩu xuất: Nếu địa điểm giao hàng được xác định là ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;
+ Nếu trường hợp địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:
+ Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;
+ Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu sẽ được xác định từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);
+ Chi phí khác nếu xác định có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có).
– Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan thực hiện theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
+ Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại;
+ Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);
+ Chứng từ, tài liệu khác có liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).
1.2. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan:
– Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi đã tiến hành quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá.
– Các trường hợp cần quy đổi:
+ Có khác biệt về quãng đường;
+ Khác biệt về phương thức để vận tải.
– Điều kiện áp dụng:
+ Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu sẽ được tiến hành xác định theo phương pháp này với điều kiện hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự do doanh nghiệp khai báo theo phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất đã được cơ quan hải quan chấp nhận hoặc do cơ quan hải quan đã xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP;
+ Việc quy đổi khi đã xác định có sự khác biệt về quãng đường, phương thức vận tải chỉ được thực hiện khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được theo phương pháp này;
+ Đối với trường hợp tại cùng thời điểm xác định được hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự thấp nhất, không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn trị giá khai báo theo quy định.
– Chứng từ, tài liệu để thực hiện xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
+ Tờ khai hải quan để tiến hành xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự;
+ Hợp đồng vận tải hoặc chứng từ có thể hiện phí vận tải của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
+ Các chứng từ, tài liệu khác liên quan đến việc giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
1.3. Phương pháp giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam:
– Trị giá hải quan của hàng hóa thực hiện theo phương pháp này được xác định từ việc giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá cộng với phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
– Giá bán hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với hàng xuất khẩu tại thị trường Việt Nam sẽ phải được thể hiện dựa trên sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và được ghi chép, phản ánh theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam. Trường hợp có nhiều mức giá bán tại cùng một thời điểm thì lấy mức giá bán có số lượng bán lũy kế lớn nhất.
– Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất sẽ chỉ được cộng vào trị giá hải quan khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được.
– Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan thực hiện theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
+ Hóa đơn chứng từ bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;
+ Chứng từ, tài liệu về phí vận tải nội địa, chi phí sử dụng để xác định trị giá hải quan quy định tại điểm a khoản này.
1.4. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại:
– Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được sẽ xác định bằng cách sử dụng giá bán hàng hóa tổng hợp từ các nguồn trên thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư này sau khi quy đổi về giá bán đến cửa khẩu xuất của hàng hóa xuất khẩu đang được xác định trị giá hải quan.
– Đối với trường hợp có nhiều trị giá hải quan sau khi quy đổi thì sử dụng trị giá hải quan thấp nhất; không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn theo quy định.
– Chứng từ, tài liệu để tiến hành xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giá bán hàng hóa từ các nguồn thông tin, tài liệu quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất (mỗi chứng từ 01 bản chụp).
2. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu:
Căn cứ theo quy định tại hoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định khi xác định trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu cần tuân thủ nguyên tắc sau:
– Trị giá hải quan được hiểu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất trong đó không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này (các phương pháp được nêu tuần tự ở phần sau) và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.
– Việc xác định trị giá hải quan sẽ phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
– Nguyên tắc phân bổ:
Các khoản chi phí nêu tại phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Đối với trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các cách sau:
+ Theo giá bán của cụ thể từng loại hàng hóa;
+ Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa cụ thể.
3. Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan được căn cứ vào đâu?
Căn cứ về việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 21
– Việc kiểm tra, xác định về trị giá hải quan căn cứ trên hồ sơ hải quan, các chứng từ tài liệu có liên quan, thực tế hàng hóa.
– Trường hợp đủ cơ sở để bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông báo, đề nghị người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng theo quy định.
– Nếu trường hợp người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định. Quá thời hạn mà người khai hải quan không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.
Như vậy, theo quy định, việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan được căn cứ trên hồ sơ hải quan, các chứng từ tài liệu có liên quan, thực tế hàng hóa.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia liên quan đến quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
– Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 08/2015/ND-CPngày 21 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
– Thông tư 60/2019/TT-BTC Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Thông Tư Số
THAM KHẢO THÊM: