Khảo sát xây dựng là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng. Chi phí khảo sát xây dựng, dự toán xây dựng công trình được xác định theo quy định tại Điều 12 nghị định số 10/2021/NĐ-CP. Vậy phương pháp xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng ra sao?
- 2 2. Phương pháp mới nhất xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng theo quy định như thế nào?
- 2.1 2.1. Công thức xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng
- 2.2 2.2. Chi phí trực tiếp (T):
- 2.3 2.3. Chi phí gián tiếp (GT)
- 2.4 2.4. Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
- 2.5 2.5. Chi phí phục vụ công tác khảo sát xây dựng (Cpvks)
- 2.6 2.6. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- 2.7 2.7. Chi phí dự phòng (Cdp)
- 2.8 2.8. Một số chi phí khác liên quan đến khảo sát xây dựng
- 3 3. Nội dung dự toán xây dựng công trình:
1. Xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng ra sao?
Chi phí khảo sát xây dựng, dự toán xây dựng công trình được xác định theo quy định tại Điều 12 nghị định số 10/2021/NĐ-CP. Theo đó, các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình bao gồm: chi phí thiết bị, chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, yêu cầu công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của công trình, các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình và định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng, giá xây dựng công trình, các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình, thì dự toán xây dựng công trình được xác định theo khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
Dự toán xây dựng công trình được xác định theo khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của công trình, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của công trình. Các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình được xác định như sau:
Thứ nhất, chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng. Theo đó:
+ Chi phí trực tiếp (chi phí nhân công, thiết bị thi công, chi phí máy và chi phí vật liệu) được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, đơn vị kết cấu, loại công tác xây dựng hoặc bộ phận công trình. Nếu xác định chi phí trực tiếp mà được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện. Nếu chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, đơn vị kết cấu, loại công tác xây dựng hoặc bộ phận công trình thì khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình; giá công tác, đơn vị kết cấu, nhóm loại công tác xây dựng. Giá xây dựng tổng hợp của công trình được xác định theo giá được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
+ Chí phí gián tiếp bao gồm các chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế dựa trên mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định.
+ Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng mức tỷ lệ phần trăm (%);
+ Thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, chi phí thiết bị được xác định bao gồm:
+ Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo số lượng, khối lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế (xây dựng, công nghệ), danh mục thiết bị trong dự án được duyệt và giá mua thiết bị tương ứng;
+ Chi phí chế tạo thiết bị, chi phí gia công (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng; theo hợp đồng chế tạo, gia công, báo giá của đơn vị sản xuất, cung ứng hoặc trên cơ sở giá chế tạo thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện, gia công.
+ Các chi phí còn lại thuộc chi phí thiết bị như chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí gia công, chế tạo thiết bị cần gia công, chế tạo (nếu có); chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có); thuế và các loại phí; chi phí vận chuyển; bảo hiểm; chi phí liên quan khác thì được xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước thẩm quyền ban hành.
Thứ ba, chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án. Chi phí quản lý dự án được quản lý trên cơ sở dự toán được xác định hàng năm phù hợp với nhiệm vụ, công việc quản lý dự án thực hiện và các chế độ chính sách có liên quan và chỉ được điều chỉnh khi thay đổi về phạm vi công việc quản lý dự án, tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh dự án.
Thứ tư, chi phí đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng ban hành hoặc bằng cách lập dự toán trên cơ sở phạm vi công việc tư vấn, kế hoạch thực hiện của gói thầu và các quy định về chế độ, khối lượng công việc phải thực hiện, chính sách do nhà nước ban hành.
Thứ năm, chí phí khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc bằng phương pháp lập dự toán được xác định trên cơ sở định mức chi phí.
Thứ sáu, chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, khối lượng, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá thì tỷ lệ phần trăm (%) được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án, chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng và có tính đến các khả năng biến động giá theo quy định trong nước và quốc tế.
2. Phương pháp mới nhất xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng theo quy định như thế nào?
Theo phụ lục V của Thông tư số 11/2021/TT-BXD thì xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng như sau:
2.1. Công thức xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng
Công thức xác định mức dự toán chi phí khảo sát xây dựng cụ thể như sau:
Gks = [(T + GT + TL) + Cpvks] x (1 + TGTGT) + Cdp(5.1)
Trong đó:
– Gks: quy định về dự toán chi phí khảo sát xây dựng;
– T: chi phí trực tiếp;
– GT: chi phí gián tiếp;
– TL: mức thu nhập chịu thuế tính trước;
– Cpvks: chi phí khác phục vụ công tác khảo sát;
– TGTGT: thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác khảo sát xây dựng;
– Cdp: chi phí dự phòng.
2.2. Chi phí trực tiếp (T):
Công thức tính chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ như sau:
Trong đó:
– Qj: xác định khối lượng công tác khảo sát xây dựng thứ j (j=1÷m) phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
– Divl, Djnc, Djmks: đơn giá nhiên liệu, vật liệu; đơn giá nhân công; thiết bị khảo sát và đơn giá máy để hoàn thành công tác khảo sát xây dựng thứ j (j=1÷m) của công trình. Đơn giá nhiên liệu, vật liệu; đơn giá nhân công; thiết bị khảo sát và đơn giá máy được vận dụng đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc xác định theo hướng dẫn sau:
+ Đơn giá nhiên liệu, vật liệu Djvl xác định theo công thức:
Trong đó:
– Vi: mức hao phí của nhiên liệu, vật liệu thứ i (i=1÷n) được tính cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng theo định mức dự toán khảo sát xây dựng;
– Givl: giá của một đơn vị khối lượng nhiên liệu, vật liệu thứ i (i=1÷n) được xác định dựa trên mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố. Trường hợp loại nhiên liệu, vật liệu không có trong công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xác định theo giá thị trường nơi thực hiện công tác khảo sát xây dựng và theo báo giá phù hợp với thời điểm lập đơn giá.
– Kvl: hệ số chi phí nhiên liệu, vật liệu khác (nếu có) so với tổng chi phí nhiên liệu, vật liệu chủ yếu xác định trong định mức dự toán khảo sát xây dựng.
+ Công thức để xác đinh đơn giá nhân công (Djnc):
Trong đó:
– Ni: mức hao phí ngày công của công nhân, kỹ sư tính cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng thứ i (i=1÷n) theo định mức dự toán khảo sát xây dựng;
– Gnc: giá nhân công của công nhân, kỹ sư trực tiếp khảo sát xây dựng được xác định dựa theo theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
+ Công thức tính đơn giá ca máy và thiết bị khảo sát (Djmks) xác định như sau:
Trong đó:
– Mi: mức hao phí ca máy của loại máy, thiết bị khảo sát chính thứ i (i=1÷n) được tính cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng định mức dự toán khảo sát xây dựng;
– Gjmks: giá ca máy của loại máy, thiết bị khảo sát chính thứ i (i=1÷n) theo bảng giá ca máy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc giá thị trường tại nơi thực hiện công tác khảo sát xây dựng và giá thuê máy phù hợp với thời điểm lập đơn giá;
– Kmks: hệ số chi phí máy khác (nếu có) so với tổng thiết bị khảo sát, chi phí máy chủ yếu được xác định trong định mức dự toán khảo sát xây dựng.
2.3. Chi phí gián tiếp (GT)
Chi phí gián tiếp được xác định bao gồm các chi phí sau:
+ Các chi phí chung (chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí người sử dụng lao động phải nộp cho người lao động theo quy định) được xác định bằng tỷ lệ (%) trên chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp. Định mức tỷ lệ chi phí chung trong dự toán chi phí khảo sát xây dựng được thể hiện dưới bảng như sau:
Chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (tỷ đồng) | ≤ 1 | 1 ÷ ≤ 2 | > 2 |
Định mức tỷ lệ chi phí chung (%) | 70 | 65 | 60 |
+ Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công, chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế được xác định tùy theo loại công tác khảo sát, điều kiện thực tế công tác, khối lượng công tác khảo sát, loại công trình khảo sát, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công, chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế được xác định bằng tỷ lệ % trên tổng chi phí trực tiếp (T). Tổng tỷ lệ định mức chi phí không xác định được từ khối lượng thiết kế và chi phí nhà tạm để ở, điều hành thi công trong khoảng 5% đến 8%. Trường hợp phải lập dự toán cụ thể đối với khoản chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công, chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế xác định theo tỷ lệ (%) nêu trên khi các khoản này không đủ chi phí.
2.4. Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
Thu nhập chịu thuế tính trước (TL) được xác định bằng 6% dựa trên xác định mức tổng chi phí trực tiếp (T) và chi phí gián tiếp (GT).
2.5. Chi phí phục vụ công tác khảo sát xây dựng (Cpvks)
Công thức xác định chi phí phục vụ công tác khảo sát xây dựng như sau:
Cpvks = Cpabc + Ckpvks (5.6)
Trong đó:
– Cpabc: chi phí lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát được xác định bằng tỷ lệ (%) trên tổng thu nhập chịu thuế tính trước (TL), chi phí trực tiếp (T), chi phí gián tiếp (GT) cụ thể dưới bảng dưới đây:
Tổng thu nhập chịu thuế tính trước (TL), chi phí trực tiếp (T), chi phí gián tiếp (GT) (tỷ đồng) | ≤ 2 | > 2 |
Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (%) | 2 | 1,5 |
Lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng (%) | 3 | 2,5 |
– Ckpvks: chi phí khác phục vụ khảo sát có thể bao gồm chi phí di chuyển máy và thiết bị khảo sát; chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và chi phí đảm bảo an toàn giao thông. Các chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán tùy theo loại công tác khảo sát, phương án khảo sát, khối lượng công tác khảo sát để dự tính các chi phí này trong dự toán cho phù hợp.
2.6. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định đối với công tác khảo sát xây dựng.
2.7. Chi phí dự phòng (Cdp)
Dựa trên tổng thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí phục vụ công tác khảo sát và thuế giá trị gia tăng thì chi phí dự phòng được xác định tối đa bằng 10%.
2.8. Một số chi phí khác liên quan đến khảo sát xây dựng
+ Các chi phí liên quan đến lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng xác định bằng 3% của mức dự toán chi phí khảo sát xây dựng tương ứng.
+ Các chi phí về giám sát công tác khảo sát xây dựng xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
3. Nội dung dự toán xây dựng công trình:
Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì nội dung dự toán xây dựng công trình được xác định như sau:
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm: Chi phí thiết bị, chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng, chi phí khác trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.
Chủ đầu tư xác định tổng dự toán đối với dự án có nhiều công trình để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí khác, chi phí tư vấn, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;