Khu vực nội thành (nội thị), ngoại thành (ngoại thị) là gì? Phân loại khu vực nội thành với ngoại thành. Phường có thuộc khu vực nội thành, nội thị?
1. Phường có thuộc khu vực nội thị?
2. Cách xác định nội thành, nội thị:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có một vấn đề xin Luật sư tư vấn giúp tôi. Khu vực nội thị và khu vực nông thôn khác nhau như thế nào? Và có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này hay không? VD: xã Quảng Hưng thành phố Thanh Hóa nay lên Phường Quảng Hưng thành phố Thanh Hóa có thuộc khu vực nội thị hay không? (mặc dù phường Quảng Hưng vẫn là đồng ruộng rất nhiều). Cảm ơn Luật sư rất nhiều! Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan lập pháp cũng như hành pháp không hề ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc phân loại khu vực nội thị (nội thành) với khu vực ngoại thị (ngoại thành). Trong nội dung được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 110,
Tuy nhiên, tại quy định của Khoản 2, Điều 7, Nghị định 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn thì trong trường hợp phường được thành lập để mở rộng khu vực nội thành, nội thị phải đạt tiêu chuẩn về quy hoạch chi tiết và đạt từ 70% trở lên mức tiêu chuẩn quy định về mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và hệ thống các công trình hạ tầng đô thị khoản 1 Điều này. Tức là, theo nội dung của quy định trên thì đương nhiên phường sẽ được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở thuộc khu vực nội thị (nội thành) của đơn vị hành chính cấp huyện.
Như vậy, phường Quảng Hưng trực thuộc thành phố Thanh Hóa thuộc khu vực nội thành của thành phố Thanh Hóa, mặc dù như bạn nói ở đó còn khá nhiều đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thành lập các phường – các đơn vị hành chính cấp cơ sở được thực hiện thông qua rất nhiều khâu đó là từ việc xây dựng đề án thành lập phường do Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, lấy ý kiến của người dân cho đến việc trình các cơ quan có thẩm quyền để thẩm định và thông qua đề án trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định.