Với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, thời gian qua, Chính phủ đã có những chủ trương khai thác và phát huy hiệu quả trong việc đầu tư, phát triển ngành công nghiệp khai thác-chế biến khoáng sản. Vậy phục hồi môi trường là gì? Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là gì? Quy định về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo…
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
2. Phục hồi môi trường là gì?
Khái niệm phục hồi môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:
Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người.
Phục hồi môi trường tiếng Anh là: Environment restoration
Environmental restoration means the activity of bringing the environment and ecosystems in the affected area closer to the original environmental state or meeting safety and environmental standards and regulations, serving the purpose is beneficial to people.
3. Quy định về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường:
Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3
Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là quỹ bảo vệ môi trường) để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Nội dung của hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong thăm dò và khai thác khoáng sản
Căn cứ theo Quyết định số
Thứ nhất, theo điều 2 của Thông tư, đối tượng phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được quy định bao gồm: Các cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thứ hai, về số tiền ký quỹ được quy định cụ thể như sau:
Tổng số tiền kí quỹ (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) bằng tổng kinh phí của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường. Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường được quy định tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
Số tiền ký quỹ hằng năm (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) được tính bằng tổng số tiền ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này sau đó chia đều cho các năm còn lại theo thời gian trong dự án đầu tư hoặc Giấy phép khai thác khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân nộp số tiền ký quỹ hàng năm phải tính đến yếu tố trượt giá và được xác định bằng số tiền ký quỹ hàng năm quy định tại Khoản 2 Điều này nhân với chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án, phương án bổ sung được phê duyệt. Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi khai thác khoáng sản hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung và ý nghĩa của hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong thăm dò và khai thác khoáng sản
Nội dung và ý nghĩa của hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong thăm dò và khai thác khoáng sản
Thời gian ký quỹ:
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới, thời gian ký quỹ được xác định theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nhưng tối đa không được quá 30 (ba mươi) năm;
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân đã có Giấy phép khai thác khoáng sản: thời gian ký quỹ xác định theo thời hạn còn lại trong Giấy phép khai thác khoáng sản tính từ thời điểm phê duyệt phương án, phương án bổ sung;
+ Trường hợp Giấy phép khai thác có thời hạn khai thác khác với thời gian đã tính trong phương án, phương án bổ sung đã phê duyệt thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh nội dung và tính toán số tiền ký quỹ theo thời gian trong Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án, phương án bổ sung để xem xét, điều chỉnh
Thứ ba, theo điều 13 của Thông tư quy định về phương thức ký quỹ:
Trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 03 (ba) năm thì thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% (một trăm phần trăm) số tiền được phê duyệt, có tính yếu tố trượt giá tại thời điểm ký quỹ.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần. Số tiền ký quỹ lần đầu phải tính tới yếu tố trượt giá tại thời điểm ký quỹ và được xác định như sau:
Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 (mười) năm: mức ký quỹ lần đầu bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) tổng số tiền ký quỹ;
Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 (mười) năm đến dưới 20 (hai mươi) năm: mức ký quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi phần trăm) tổng số tiền ký quỹ;
Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 (hai mươi) năm trở lên: mức ký quỹ lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) tổng số tiền ký quỹ.
Số tiền ký quỹ có tính tới yếu tố trượt giá được tổ chức, cá nhân tự kê khai, nộp tiền ký quỹ và thông báo cho quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ theo mẫu quy định.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật nhưng dừng hoạt động khai thác từ 01 (một) năm trở lên thì phải làm văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án, phương án bổ sung để điều chỉnh lại khoản tiền ký quỹ của các lần tiếp theo.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản hoặc mua bán, đổi tên, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản hoặc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu mới của doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án, phương án bổ sung đã phê duyệt.
Thứ tư, theo điều 14 của Thông tư quy định về thời điểm ký quỹ và tiếp nhận tiền ký quỹ:
– Thời điểm thực hiện ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ lần đầu trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt phương án, phương án bổ sung;
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới thực hiện ký quỹ lần đầu trước ngày đăng ký bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ;
Trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực hiện trước ngày 31 tháng 01 của năm ký quỹ.
– Tiếp nhận tiền ký quỹ:
Nơi nhận tiền ký quỹ được quy định tại Khoản 3 Điều 8
Quỹ bảo vệ môi trường có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của khoản tiền ký quỹ và cấp Giấy xác nhận đã ký quỹ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thứ 5, theo điều 15 của Thông tư quy định về hoàn trả tiền ký quỹ:
– Nguyên tắc hoàn trả tiền ký quỹ:
+ Việc hoàn trả tiền đã ký quỹ được thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;
+ Các khoản tiền đã ký quỹ không liên quan trực tiếp đến kinh phí thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường được hoàn trả 01 (một) lần sau khi xác nhận hoàn thành toàn bộ phương án, phương án bổ sung.
– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường, nơi nhận tiền ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân.
– Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ đối với tổ chức, cá nhân trả lại hoặc bị thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện sau khi có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
Thứ 6, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu, và
Tại Khoản 5 Điều 4 Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg về Tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam có ghi nhận nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam là “nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản”.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ môi trường địa phương (là cấp cơ sở của Quỹ môi trường Việt Nam tại các tỉnh) chứ không phải ký quỹ tại các ngân hàng như ký quỹ thông thường trong dân sự. Về tiền ký quỹ khi nộp, hoàn trả chỉ sử dụng tiền đồng Việt Nam. Trong trường hợp muốn sử dụng ngoại tệ thì được tính toán quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
4. Ý nghĩa của hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường:
Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như sự phát triển của mỗi quốc gia. Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật. Theo Khoản 5 Điều 2
Trên thực tế, hoạt động khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, như hoạt động khai thác mỏ phá hoại môi trường đất, làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực, làm tăng diện tích đất trống đồi trọc, giảm diện tích rừng, gây ra hiện tượng xói lở, bồi lắng, gây ô nhiễm bụi nghiêm trọng, đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường nước, tác động xấu tới chế độ thuỷ văn khu vực.
Chính vì tác động lớn như vậy, đòi hỏi phải kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khoáng sản. Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khoáng sản không chỉ nhằm bảo vệ các thành phần môi trường trong hoạt động khoáng sản mà còn phải giữ gìn trữ lượng, chất lượng khoáng sản khi mà hiện nay trữ lượng khoáng sản đang suy giảm và hầu hết không tái tạo lại được trong khi nhu cầu sử dụng khoáng sản của con người lại ngày một tăng lên.
Để quản lý hoạt động khoáng sản, Nhà nước đã có những quy định pháp luật đối với hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên được quy định trong Luật Bảo vệ môi tường, Luật Khoáng sản, các văn bản dưới luật,… trong đó đã quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, về thuế, phí, bồi thường thiệt hại, xử lý vi phạm hành chính, khắc phục sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau khai thác,… trong đó ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là một công cụ kinh tế nổi bật đã thể hiện được những ưu thế của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản
Mục đích của ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là để đảm bảo tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. Theo đó, chắc chắn tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chắc chắn sẽ phải dành ra một khoản tiền để cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác, tránh các tác động xấu tới môi trường. Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản muốn lấy lại khoản tiền ký quỹ, các tổ chức, cá nhân đó sẽ phải tìm ra phương thức cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu và ít tốn kém nhất để tối đa lợi nhuận. Nhờ việc đánh vào việc tự ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như vậy, biện pháp ký quỹ sẽ tận dụng được chất xám của các tổ chức cá nhân, tổ chức đó trong việc bảo vệ môi trường.
Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên có nhiều công cụ kinh tế được sử dụng đồng thời như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ,… Việc đóng thuế, phí khai thác tài nguyên thiên nhiên là thực hiện nghĩa vụ trong quá trình khai thác, còn ký quỹ là thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường chung sau khi hoạt động khai thác đã kết thúc. Nếu như đối với nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên, phí khai thác tài nguyên thiên nhiên, các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khai thác chỉ cần nộp xong nghĩa vụ tài chính đó là sẽ chấm dứt nghĩa vụ, không còn ràng buộc trách nhiệm gì sau đó.
Còn đối với ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường thì sau khi đóng một khoản tiền ký quỹ cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương thì các tổ chức, cá nhân đó còn phải chịu trách nhiệm thực hiện phương án hoặc phương án bổ sung đã được phê duyệt đến khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành.
Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là một biện pháp bảo đảm trong đó các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nộp một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương để đảm bảo thực hiện phương án hoặc phương án bổ sung về các biện pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường trong khi khai thác khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, trước khi khai thác khoáng sản, các tổ chức, cá nhân đó đã phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Như vậy, luôn có một khoản tiền để đảm bảo thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường cho dù các tổ chức, cá nhân đó có thực hiện hay không. Nhờ đó tính đảm bảo của biên pháp ký quỹ luôn ổn định đồng thời giúp biện pháp ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường phát huy được hiệu quả.
Khoáng sản có vai trò rất quan trọng, vì vậy vấn đề quản lý hoạt động khai thác khoáng sản cần phải được chú trọng, và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là một biện pháp kinh tế rất hiệu quả. Nhờ biện pháp ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường mà các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản nhận thức được trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc đánh vào tài chính của họ:
Nếu không muốn mất khoản tiền ký quỹ thì các tổ chức, cá nhân đó bắt buộc phải vận hành hệ thống xử lý chất thải, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như đảm bảo các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã đề xuất trong phương án hoặc phương án bổ sung. Tuy vẫn còn một số hạn chế như nhiều địa phương chưa thành lập được quỹ bảo vệ môi trường, số tiền ký quỹ thấp, không đủ để cải tạo, phục hồi môi trường,… nhưng ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường vẫn là một biện pháp hiệu quả trong quản lý khai thác khoáng sản. Trong thời gian tới, rất mong Nhà nước sẽ hoàn thiện thêm quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường để biện pháp này có hiệu quả hơn trong công cuộc bảo vệ môi trường.