Với sự thay đổi trong suy nghĩ, thoáng hơn trong cách nhìn nhận ngay nay, việc phụ nữ độc thân mang thai, sinh con và làm mẹ đơn thân đã ngày một trở nên phổ biến. Vậy những hành động đó có phải là vi phạm pháp luật hay không? Phụ nữ có được phép sinh con mà không cần có bố không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Làm thế nào để phụ nữ sinh con mà không cần có bố?
- 2 2. Phụ nữ có được phép sinh con mà không cần có bố không?
- 3 3. Nguyên tắc áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đối với phụ nữ sinh con mà không cần có bố:
- 4 4. Con được sinh ra mà không có bố thì thực hiện việc khai sinh cho con như thế nào?
1. Làm thế nào để phụ nữ sinh con mà không cần có bố?
Trên nguyên tắc khoa học, một đứa trẻ sinh ra là sự kết tinh và phối hợp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ hay còn được gọi là bố và mẹ. Tuy nhiên với thời đại khoa học phát triển như hiện nay, việc thụ tinh nhân tạo đã trở nên phổ biến nên người phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai và sinh con mà không cần đến người bố.
Hiện nay, nhờ các công nghệ tiên tiến và hiện đại trong ngành y học mà phụ nữ độc thân có thể đến các trung tâm y tế, các bệnh viện để làm thủ tục thụ tinh nhân tạo. Thụ tinh nhân tạo được thực hiện bằng cách bơi tinh trùng trong ngân hàng tinh trùng tại cơ sở y tế đó vào buồng tử cung của người phụ nữ vào thời điểm rụng trứng để tinh trùng và trứng gặp nhau để từ đó phát triển tạo thành em bé.
Đối với trường hợp người phụ nữ không lập gia đình nhưng vẫn muốn có con (còn gọi là mẹ đơn thân) thì cần sử dụng tinh trùng của người hiến tặng để mang thai, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sẽ được chỉ định và hỗ trợ cho các bà mẹ đơn thân này. Thường thì mẫu tinh trùng của người hiến tặng được bảo quản đông lạnh và được lấy từ các phòng thí nghiệm đạt chứng nhận kiểm định, sau đó làm rã đông trước khi làm thủ thuật thụ tinh nhân tạo.
2. Phụ nữ có được phép sinh con mà không cần có bố không?
Hiện nay pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào liên quan đến việc cấm phụ nữ sinh con mà không cần có bố. Do pháp luật không cấm nên việc phụ nữ sinh con mà không cần có bố là việc không vi phạm pháp luật. Do đó mà phụ nữ vẫn có quyền sinh con mà không cần có bố.
Đối với vấn đề phụ nữ sinh con mà không cần có bố này thì pháp luật về Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng đã quy định về vấn đề Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại khoản 21 Điều 3. Theo quy định này thì việc sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản được xác định là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Cụ thể các phương pháp sinh con này được khoa học giải thích như sau:
Thứ nhất, phương pháp thụ tinh nhân tạo: Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung của người phụ nữ vào thời điểm rụng trứng trong chu kỳ của người phụ nữ đó. Sau khi tinh trùng được bơm vào buồng tử cung thì tinh trùng sẽ bơi vào trong ống dẫn trứng và phát triển thành quá trình thụ tinh và mang thai như bình thường;
Thứ hai, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm: đây được biết đến là phương pháp điều trị vô sinh- hiếm muộn trong ngành y khoa. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng trứng và tinh trùng để thụ tinh trong phòng labo để tạo thành phôi. Cũng như quy định tại
Như vậy, theo như những phân tích trên thì thông thường những người phụ nữ mong muốn sinh con mà không cần có bố, làm mẹ đơn thân thường áp dụng theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tinh trùng ở đây là tinh trùng của người đàn ông hiến tặng và lưu trữ trong ngân hàng tinh trùng. Theo đó, pháp luật cũng đã công nhận về phương pháp sinh sản này thì người phụ nữ được phép sinh con mà không cần có bố.
Tuy nhiên, lợi dụng quy định này của pháp luật mà có nhiều cá nhân hay tổ chức thực hiện việc sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản để thực hiện vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính. Năm bắt được thực trạng đó, tại điểm g khoản 2 Điều 5
3. Nguyên tắc áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đối với phụ nữ sinh con mà không cần có bố:
Nguyên tắc áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đối với phụ nữ sinh con mà không cần có bố được cơ Nhà nước ta quy định tại Điều 3
– Phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng phương pháp áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ở đây phụ nữ độc thân được hiểu là những phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật, theo đó mà đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp này sẽ không cần có bố;
– Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận tinh trùng từ người hiến tặng tinh trùng và người phụ nữ độc thân mang thai được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện;
– Việc cho và nhận tinh trùng được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận. Có nghĩa là người mẹ khi đi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ không biết được chủ của tinh trùng, từ đó là không biết được danh tính người cha của đứa trẻ được sinh ra. Pháp luật đặt ra yêu cầu như vậy để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống ổn định của người hiến tặng tinh trùng, tránh ảnh hưởng đến việc chia thừa kế sau này,…và để bảo vệ danh tính cho người hiến tặng. Theo nguyên tắc thì tinh trùng của người cho phải được mã hóa để đảm bảo bí mật những vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc;
– Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Ngoài những nguyên tắc được Chính phủ quy định dựa theo mặt khoa học và pháp lý thì người phụ nữ độc thân mang thai và sinh con mà không cần có bố phải đảm bảo các điều kiện về sức khoẻ để có thể thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Căn cứ theo Điều 3
– Người mẹ thực hiện việc mang thai và sinh con bằng phương pháp này phải bảo đảm không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A,B để tránh lây truyền từ mẹ sang con; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình để bảo đảm điều kiện tốt nhất về việc chăm sóc sức khoẻ trong quá trình mang thai và chăm sóc con nhỏ khi sinh con;
– Người mẹ đơn thân được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.
4. Con được sinh ra mà không có bố thì thực hiện việc khai sinh cho con như thế nào?
Theo quy định thì đứa trẻ được sinh ra bắt buộc phải được khai sinh để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của một công dân từ khi chào đời. Theo đó, khi mẹ đơn thân sinh con mà không cần có bố thì vẫn phải bảo đảm việc thực hiện khai sinh cho con dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Cụ thể một số nguyên tắc cần lưu ý như sau:
+ Việc thực hiện khai sinh cho con sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn nơi mẹ của trẻ đang cư trú;
+ Trường hợp chưa xác định được cha (trong trường hợp này là không có cha) thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/1/2015 Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/11/2015 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
–