Bảo lãnh tín dụng giúp ngân hàng cũng như khách hàng có thể hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu các tác động tiêu cực cho cả hai bên. Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn được ban hành trong quá trình bảo lãnh tín dụng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn:
- 4 4. Một số quy định về bảo lãnh tín dụng:
1. Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn là gì?
Trong thời buổi kinh tế thi trường như hiện nay, việc xuất hiện nhiều rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo quyền lợi của mình, việc các chủ thể tham gia vào hoạt động bảo lãnh tín dụng hiểu bản chất của bảo lãnh tín dụng là gì có vai trò rất quan trọng để có những quyết định phù hợp. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các văn bản pháp luật cũng như nhiều biểu mẫu quy định về bảo lãnh tín dụng. Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn là một trong số đó và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
Bảo lãnh tín dụng là một trong những hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để các ngân hàng ghi chép lại việc báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn. Mẫu nêu rõ thông tin đơn vị báo cáo, số doanh nghiệp được chấp thuận cho vay, tổng hạn mức tín dụng,… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản giám đốc đơn vị báo cáo ký và ghi rõ họ tên để mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn có giá trị.
2. Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn:
Phụ lục số 02 – Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn
PHỤ LỤC SỐ 02
ĐƠN VỊ BÁO CÁO: …………………………………..
Biểu: …./TD
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP CÓ BẢO LÃNH CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG THEO ĐỊA BÀN
Tháng ………. năm ………………
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị: Triệu đồng
STT | Địa bàn | Số doanh nghiệp được chấp thuận cho vay | Tổng hạn mức tín dụng | Số tiền giải ngân | Số tiền thu nợ | Dư nợ cuối kỳ | Số tiền QBLTD trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo | Số tiền QBLTD từ chối trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo | ||||||||
Trong kỳ b/c | Lũy kế | Trong kỳ b/c | Lũy kế | Trong kỳ b/c | Lũy kế | Trong kỳ b/c | Lũy kế | Tổng số | Trong đó | Nợ xấu | ||||||
Ngắn hạn | Trung hạn | Dài hạn | ||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
Ngân hàng A | ||||||||||||||||
2 | Ngân hàng B | |||||||||||||||
3 | Ngân hàng C | |||||||||||||||
… | …. | |||||||||||||||
Tổng | (1) + (2) + (3) +… |
….., ngày …. tháng …. năm ….
Giám đốc
1. Đối tượng báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố nơi có trụ sở Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Đơn vị nhận và duyệt báo cáo: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Yêu cầu số liệu:
– Số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nơi có trụ sở Quỹ bảo lãnh tín dụng.
4. Thời gian gửi báo cáo: Định kỳ hàng tháng (chậm nhất ngày 15 của tháng tiếp theo tháng báo cáo).
5. Phương thức báo cáo: Qua hệ thống báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn:
– Phần mở đầu:
+ Phụ lục số 02 – Mẫu báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn.
+ Thông tin đơn vị báo cáo.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn. (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
+ Thời gian lập báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin về địa bàn.
+ Thông tin về số doanh nghiệp được chấp thuận cho vay.
+ Thông tin về tổng hạn mức tín dụng.
+ Thông tin về số tiền giải ngân.
+ Thông tin về số tiền thu nợ.
+ Thông tin về số dư nợ cuối kỳ.
+ Số tiền QBLTD trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo.
+ Số tiền QBLTD từ chối trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp có bảo lãnh theo địa bàn.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của giám đốc.
4. Một số quy định về bảo lãnh tín dụng:
4.1. Bảo lãnh tín dụng là gì?
Ta có thể hiểu, bảo lãnh tín dụng là một dạng bảo hiểm do hiệp hội bảo hiểm tín dụng cung cấp cho các chủ thể nhằm mục đích để đối phó với các trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp người đi vay không có vật thế chấp nhưng hội đủ các điều kiện khác được quy định để vay tiền, hiệp hội tín dụng hoặc các tổ chức, cá nhân khác có thể tạo điều kiện cho chủ thể đó nhận được tín dụng từ một ngân hàng nhất định bằng cách đứng ra bảo lãnh tín dụng cho ngân hàng này.
Như vậy, ta nhận thấy bảo lãnh tín dụng là một hình thức được tạo ra nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn vay, khi mà doanh nghiệp không có gì để thế chấp. Doanh nghiệp chỉ cần có một phương án sản xuất – kinh doanh tốt, khả thi và các ngân hàng đảm bảo giám sát được dòng vốn là có thể giải ngân.
Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay.
Hiện nay, bảo lãnh tín dụng thường được thể hiện dưới hai hình thức sau đây, cụ thể là:
– Thứ nhất: Hợp đồng bảo lãnh: Đây là một thỏa thuận được lập bằng văn bản và phải được ký giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và người được bảo lãnh; Hoặc quỹ bảo lãnh, người được bảo lãnh và các bên có liên quan về việc quỹ bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.
– Thứ hai: Thư bảo lãnh: Khác với hợp đồng, đây chỉ là một cam kết đơn phương của quỹ bảo lãnh về việc quỹ bảo lãnh tín dụng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng, khi có bảo lãnh tín dụng xảy ra thì sẽ có sự tồn tại của ba bên đó là ngân hàng, quỹ bảo lãnh tín dụng và khách hàng. Sau khi quỹ bảo lãnh tín dụng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng giúp khách hàng thì khách hàng sẽ cần nhận nợ và và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay.
4.2. Các bên trong quan hệ bảo lãnh tín dụng:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có các quy định hết sức rõ ràng về địa vị các bên trong quan hệ bảo lãnh tín dụng. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất, bên bảo lãnh tín dụng:
Bên bảo lãnh tín dụng là các Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy đình của pháp luật. Quỹ này phải có các quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, vốn điều lệ cũng như các yếu tố khác.
– Thứ hai, bên được bảo lãnh:
Bên được bảo lãnh là các tổ chức, các nhân đang có nhu cầu có được các sản phẩm vay tín chấp cũng như thế chấp tại ngân hàng. Song các tổ chức cá nhân này muốn nhận được bảo lãnh thì cần có các dự án, các
– Thứ ba, bên nhận bảo lãnh:
Bên nhận bảo lãnh tín dụng là các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật, thực hiện cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh.
Có thể thấy, pháp luật nước ta đã có các quy định hết sức rõ ràng về các đối tượng được tham gia trong quan hệ bảo lãnh tín dụng, nhằm mục đích đảm bảo sự minh bạch, đúng trách nhiệm của các bên tham gia.
4.3. Điều kiện để được bảo lãnh tín dụng:
Để được bảo lãnh tín dụng, các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
– Các cá nhân, tổ chức phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh thẩm định là có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
– Các cá nhân, tổ chức phải có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay.
– Các cá nhân, tổ chức phải có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.
– Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác.
– Bên được bảo lãnh phải sử dụng tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai để thực hiện các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh.