Đối với việc chăn nuôi các loại động vật trên cận cũng nên lưu ý về đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật trên cạn bằng cách tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn. Vậy, làm Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là gì?
Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có quy định về khái niệm vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là mẫu với các nội dung và thông tin về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đó là việc xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh
Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là mẫu để gửi lên cơ quan có thẩm quyền về các thông tin và nội dung báo cáo về vấn đề không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh theo quy định của pháp luât
2. Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
……, ngày ….. tháng …. năm ……
BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Kính gửi: ……..
Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi: ………
Địa chỉ: ……….. Điện thoại …….
1. Mô tả vị trí địa lý
– Tổng diện tích đất tự nhiên ………
– Vùng tiếp giáp xung quanh ……..
2. Cơ sở vật chất
– Hàng rào (tường) ngăn cách: Có……. Không …….
– Khu hành chính gồm: ……
Phòng thường trực…………….. Có ……… Không …….
Phòng giao dịch:……………. Có ……… Không ……….
– Khu chăn nuôi: Ví dụ: Số nhà nuôi lợn nái …… Tổng diện tích ………….
Số nhà nuôi lợn đực giống ……….. Tổng diện tích ………………
Số nhà nuôi lợn thịt, lợn choai …….. Tổng diện tích …………..
– Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt với diện tích …………….
Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi với diện tích ………..
– Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải: Có ……… Không ……..
(Nếu có mô tả hệ thống xử lý chất thải)……………
– Khu cách ly: Cách ly gia súc mới nhập: Có ……… Không ……..
Cách ly gia súc bệnh: Có ……… Không ……..
(Nếu có mô tả quy mô, Khoảng cách với khu khác).………………
– Khu tiêu hủy gia súc bệnh: Có ……… Không ……..
– Quần áo, ủng, mũ dùng trong khu chăn nuôi: Có ……… Không ……..
– Phòng thay quần áo: Có ……… Không ……..
– Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: Có ……… Không ……..
(Nếu có mô tả phòng tắm, hoá chất sát trùng).……………………………………..
– Hố sát trùng ở cổng trước khi vào trại: Có ……… Không ……..
(Nếu có mô tả, hoá chất sát trùng).……………………………………
3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng
– Quy mô: Tổng đàn: ……..
– Cơ cấu đàn: Ví dụ: Lợn nái …… con
Lợn đực giống …….con
Lợn con theo mẹ: sơ sinh đến khi cai sữa (theo mẹ).
Lợn con > 2 tháng đến < 4 tháng (lợn choai): …..
Lợn thịt > 4 tháng: …………………
– Sản phẩm bán ra: (loại gia súc gì) …………….
– Sản lượng hàng năm đối với mỗi loại sản phẩm: ……………..
4. Nguồn nhân lực
– Người quản lý: …………..
– Số công nhân chăn nuôi: …….. Số được đào tạo ……..Số chưa được đào tạo ………..
– Cán bộ thú y chuyên trách hay kiêm nhiệm, trình độ?………………………..
5. Hệ thống quản lý chăn nuôi
– Gồm những giống gia súc gì? nhập từ đâu?……………………………….
– Nguồn thức ăn tổng hợp? tự chế biến? thức ăn xanh?……………………………..
– Nguồn nước uống: nước máy, giếng khoan, nước tự nhiên?…………………………….
– Chăm sóc quản lý: Sử dụng loại máng ăn, máng uống, thời gian cho ăn, số lần trong ngày, thời gian tắm. Hệ thống ghi chép: lý lịch gia súc, ngày phối, ngày đẻ, số con sinh ra, tỷ lệ nuôi sống, ngày chu chuyển đàn, ……………………………
– Chế độ vệ sinh chuồng trại trong ngày, trong tuần, tháng làm gì?…………………..
– Quy trình chăn nuôi đối với từng lứa tuổi, loại động vật: Có ………. Không ……….
(nếu có cung cấp bản photo kèm theo)
– Nội quy ra vào trại: Có…….. Không ……
(Nếu có photo kèm theo)
– Chế độ tiêm phòng: Loại vắc-xin, thời gian tiêm?…………………………………..
– Nơi tiêu thụ sản phẩm: Bán cho Công ty hoặc xí nghiệp nào?……………………..
– Tình hình chăn nuôi khu vực xung quanh bán kính cách trại 1 km: Người dân xung quanh chăn nuôi chủ yếu là con gì? ước tính số lượng mỗi loài, quy mô và phương thức chăn nuôi?………….
6. Tình hình dịch bệnh ở trại trong 12 tháng qua
– Tình hình dịch bệnh động vật tại trại?……..
– Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh………
– Kết quả thực hiện giám sát dịch bệnh động vật tại trại?………………
– Tủ thuốc thú y gồm các loại thuốc, dụng cụ gì? Trị giá bao nhiêu?
…………..
………, ngày …… tháng ….. năm ……
Chủ cơ sở
3. Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:
– Soạn thảo đầy đủ các nội dung và thông tin về PHỤ LỤC IIA: Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
+ Mô tả vị trí địa lý
+ Cơ sở vật chất
+ Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng
+ Nguồn nhân lực
+ Hệ thống quản lý chăn nuôi
+ Tình hình dịch bệnh ở trại trong 12 tháng qua
– Chủ cơ sở ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục đăng ký cấp GCN cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:
4.1. Thành phần hồ sơ:
– Chủ cơ sở lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử (email) đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT. Hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký.
+ Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn hoặc Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản.
+ Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định. Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ Điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT).
+ Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).
+ Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị.
+ Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã.
+ Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định.
4.2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký:
+ Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá) và
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y
4.3. Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá:
Thành phần Đoàn đánh giá gồm ít nhất 03 (ba) người. Trưởng đoàn là lãnh đạo Cơ quan thú y hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Cơ quan thú y, thành viên là các cán bộ chuyên môn của Cơ quan thú y.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở.
Cơ quan giải quyết: Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Cấp giấy chứng nhận: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.
Phí, lệ phí:000 đồng/lần (Khoản 2, Mục II – Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính).
Hiệu lực của GCN: Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung PHỤ LỤC IIA: Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí và lệ phí trong công tác thú y.