Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Công nghệ
  • Giải trí
  • Là gì?
  • Ngày Lễ Tết
  • Phong tục
  • Sức khoẻ
  • Tôn giáo
  • Kinh tế
  • Danh bạ
  • Tâm lý
  • Pháp luật
  • Giáo dục

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Bạn cần biết Tôn giáo

Phủ Dầy ở đâu? Phủ Dầy thờ ai? Tìm hiểu lễ hội Phủ Dầy?

  • 26/03/202526/03/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    26/03/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Phủ Dầy (tên gọi khác phủ Giầy, phủ Giày) là quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu. Phủ Dầy cùng lễ hội phủ Dầy nổi tiếng với nhiều du khách vọng tín đạo Mẫu vào mỗi dịp đầu xuân. Vậy Phủ Dầy ở đâu? Phủ Dầy thờ ai? Lễ hội Phủ Dầy như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Phủ Dầy ở đâu? 
      • 2 2. Phủ Dầy thờ ai? 
      • 3 3. Kiến trúc Phủ Dầy:
      • 4 4. Tìm hiểu về lễ hội Phủ Dầy:
      • 5 5. Kinh nghiệm đi lễ phủ Dầy:

      1. Phủ Dầy ở đâu? 

      Phủ Dầy (tên gọi khác phủ Giầy, phủ Giày) là quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu, quần thể kiến trúc tín ngưỡng tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km về phía tây nam.

      Cách di chuyển:

      Nếu đi từ Hải Phòng, Thái Bình, TP Nam Định: di chuyển theo quốc lộ 10, qua khu công nghiệp Hòa Xá Nam Định. Lúc tới TP.Nam Định đi theo quốc lộ 38B (đường 12 cũ) – qua cầu An Duyên – qua cầu Bất Di khoảng 2km đến ngã 3 Dần – chợ Viềng Phủ, rẽ trái một đoạn khoảng 1 km là đến Khu di tích. Hoặc đi thêm 10km từ KCN lên TT.Gôi, rẽ phải đi khoảng 4km lên Phủ Dầy.

      Nếu bạn đi từ hướng Hà Nội về Nam Định: đi theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình về hướng Nam Định. Tới giao cắt Hà Nam – Phủ Lý, rẽ xuồng đường 21A cũ chừng 12km, qua cầu Họ, qua công viên nghĩa trang Thanh Bình và rẽ phải vào đường tỉnh lộ 56. Tiếp tục đi chừng 10km, qua Ngã tư Đồng đội là tới địa phận Phủ Dầy.

      Việc được gọi là Phủ Dầy bởi đền nằm ở làng Kẻ Dầy. Còn việc có nhiều người gọi là Phủ Giầy hoặc Phủ Giầy Nam Định do sự phong phú của Tiếng Việt, tại mỗi vùng miền người ta lại phát âm khác nhau dẫn đến việc sai khác trong chính tả.

      2. Phủ Dầy thờ ai? 

      Đền phủ Dầy là một quần thể đền thơ gồm nhiều ngôi đèn nhỏ ghép lại, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh- một trong “tứ bất tử” được dân gian kính cẩn suy tôn là nhân vật trung tâm được thờ phụng trong các di tích đền phủ ở Phủ Dầy như Phủ Phủ Tiên Hương (phủ chính), Vân Các, Công Đồng từ, lăng bà chúa Liễu Hạnh, Phủ Tổ. Ngoài ra, ở phủ Dầy còn thờ bên chồng của Mẫu, bên ngoại của Mẫu, thờ Lý Nam Đế.

      Thánh Mẫu Liễu Hạnh: Theo sử tích, Bà vốn là con vua Ngọc Hoàng có tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa với 3 lần giáng sinh xuống cõi trần- quá trình tam sinh tam hóa vào các thế kỷ XV, XVI, XVII thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là biểu tượng về tấm gương đức hạnh Trung -Trinh – Hiếu – Từ cùng công, dung, ngôn, hạnh.

      3. Kiến trúc Phủ Dầy:

      Quần thể Di tích Tâm Linh Phủ Dày với hơn 20 di tích, như: 

      – Phủ Tiên Hương (phủ chính)

      Xem thêm:  Kinh nghiệm sắm lễ và bài văn khấn xin lộc Phủ Dầy

      – Đền thờ Mẫu Đông Cuông (Mẫu Thượng Ngàn)

      – Đền Quan Lớn

      – Đền thờ Quan Lớn Đệ Tam

      – Đền Đức Vua Cha

      – Đền Chầu Đệ Tứ

      – Đền Mẫu Thoải và Cô Chín

      – Đền Mẫu Thượng:

      – Đền Trình Phủ Dày

      – Đền Trình Phủ Tiên Hương

      – Phủ Bóng Nguyệt Du Cung Phủ Vân Cát

      – Lăng Chúa Liễu.

      – Chùa Linh Sơn…

      Nổi bật là 3 công trình kiến trúc gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.

      Phủ Tiên Hương (phủ chính) được đánh giá là một công trình kiến trúc mang vẻ đẹp tráng lệ được xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) và đã qua thời gian đã được nhiều lần trùng tu. Toàn phủ gồm 19 tòa với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía Tây Nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước có sân rộng, gồm: một hồ bán nguyệt bao quanh bởi lan can thấp, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình rồng đường nét tinh xảo; sau đó là 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng là nơi đón khách tới hành hương.

      Điện thờ chính của Phủ có 4 lớp thờ (4 cung) đều được chạm khắc tinh xảo, sinh động các hình ảnh rồng, phượng, hổ, bao gồm: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Trong đó cung chính (Đệ nhất) là nơi đặt pho tượng có giá trị mỹ thuật cao từ thế kỷ thứ 19.

      Phủ Vân Cát cách phủ Chính không xa và cũng có đền thờ Thánh Mẫu, quay về hướng Tây Bắc. Phủ rộng rãi gồm 7 tòa với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước là hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong, sau hồ là hệ thống cửa Ngọ môn với 5 gác lầu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương, cung chính thờ bà chúa Liễu, bên trái thờ Phật, bên phải thờ Lý Nam Đế.

      Lăng Bà Chúa Liễu khu vực hình chữ nhật nằm bên cạnh phủ Chính hướng đông tây, nam bắc, được xây dựng vào năm 1938, với toàn bộ kết cấu xây dựng bằng đá xanh, chạm trổ đẹp. Các cửa đều có trụ cổng được đắp hình búp sen, giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng Bà Chúa Liễu Nam Định có 60 búp sen hồng trông xa như một hồ sen cạn, tạo điểm ấn tượng riêng biệt cho lăng của vị thần chủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

      4. Tìm hiểu về lễ hội Phủ Dầy:

      Phủ Dầy đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. “Lễ hội Phủ Dầy” cùng “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

      Xem thêm:  Tam Tòa Thánh Mẫu là những ai? Lễ nghi thờ Thánh Mẫu?

      Thời gian: Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch (chính hội là 3/3). Cùng thời điểm này, nhiều lễ hội khác ở Việt Nam cũng thờ bà Chúa Liễu Hạnh, nhưng long trọng và đông đảo nhất vẫn là lễ hội Phủ Dầy, Vụ Bản, Nam Định.

      Mục đích: du khách về đây để hành hương về dự lễ hội, tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 

      Nét đặc sắc: 

      Lễ hội Phủ Dầy ở Nam Định có sự đan xen, hòa quyện giữa những nghi thức trang trọng và những hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, như: thi hát văn, hát chèo, múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi…

      3 nghi thức chính của lễ hội Phủ Dầy: 

      – Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh: với đám rước kéo dài rồng rắn, có đội ngũ nhạc, có phường bát âm… từ Phủ Tiên Hương lên chùa Gôi.

      – Lễ Rước Đuốc: vòng quanh khu vực đền, phủ, lăng trong quần thể Di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy.

      – Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội: Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, mỗi người cầm gậy dài 2 mét. Người điều khiển gọi là tổng cờ. Khi vào cuộc chủ lễ xin Mẫu “ra chữ”, sau đó theo nhịp trống chiêng rộn rã xếp thành những dòng chữ nho ý nghĩa.

      Và nghi lễ hầu đồng- một không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu, diễn ra trong suốt thời gian lễ hội.

      Ngoài ra còn có nghi lễ rước thỉnh kinh, rước kiệu bát cống long đình, múa rồng hội trên núi Tiên Hương, điệu Chầu Văn tha thiết, cùng ngắm những đèn trời được thả lung linh, gửi gắm những lời cầu chúc đầu xuân.

      5. Kinh nghiệm đi lễ phủ Dầy:

      Vì quần thể Phủ Dầy rộng khắp và trải dài trên xã Kim Thái với trên 20 đền, phủ, lăng, chùa nên nếu muốn đi lễ đủ khắp hết các địa danh, quý khách thì nên đi trong 2 ngày. Nếu đi trong ngày, quý khách có thể đi điểm chính gắn liền với nhiều huyền tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao gồm Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu và Chùa Tiên Hương.

      Có một điểm đặc biệt khi sắm lễ Phủ Dầy là các con hương đến đây thường mua cành vàng cành bạc, cây lộc, cây tài tại những sạp hàng ngay sân đền để dâng lên ban thờ thánh Mẫu và xin mẫu ban lộc. Sau khi hạ lễ, đem những cành vàng cành bạc này về bày ở ban thờ gia tiên để thờ cúng cho may mắn.

      Xem thêm:  Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Bà Chúa Liễu Hạnh thờ ở đâu?

      Chuẩn bị mâm lễ đi hội Phủ Giầy có thể tùy tâm thành lễ nhưng cơ bản một mâm lễ bao gồm hoa tươi, quả, bánh trái và văn sớ ngoài ra có thể chuẩn bị thêm xôi, chè, thịt luộc chín, giò, chả, … lễ đồ sống như gạo, trứng, muối, thịt sống để thờ Thanh, Bạch xà và Ngũ Hổ đặt tại ban Công Đồng Tứ Phủ. Lễ chay là để thờ ban Thánh Mẫu và lễ mặn đặt bàn thờ Ngũ vị gọi là ban công đồng. Từng du khách có thể chuẩn bị thêm một chút tiền lẻ, tiền dầu nhang … bổ sung cho mâm lễ thêm tố hảo. 

      Về văn sớ, phải chuẩn bị sớ đủ ba lá đại diện cho Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nếu đi đến các đền phủ khác thì tùy từng thánh bản đền thờ phụng mà quý khách có thể viết các lá sớ riêng để thỉnh tới từng cửa thánh.

      Văn khấn

      Nam mô a di đà phật! 

      Nam mô a di đà phật!

      Nam mô a di đà phật!

      Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

      Kính lạy

      Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa

      Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu

      Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương

      Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa

      Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.

      Con là … Ngụ tại:… Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

      Dạ con thành tâm thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

      Nam mô a di đà phật!

      Nam mô a di đà phật!

      Nam mô a di đà phật!

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      THAM KHẢO THÊM:

      • Đền Trần ở đâu? Đền Trần thờ ai? Tìm hiểu về lễ hội đền Trần?
      • Kinh nghiệm sắm lễ và bài văn khấn xin lộc Phủ Dầy
      • Chợ Viềng ở đâu? Họp vào ngày nào? Lễ hội Chợ Viềng?

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Phủ Dầy ở đâu? Phủ Dầy thờ ai? Tìm hiểu lễ hội Phủ Dầy? thuộc chủ đề Các Phủ Mẫu, thư mục Tôn giáo. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Bà Chúa Liễu Hạnh thờ ở đâu?

      Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam từ lâu đời nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn với những người mẹ, người phụ nữ bên cạnh. Khám phá câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những ngôi đền thờ Người trên khắp đất nước qua bài viết sau của Văn Hoá Trầm Hương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

      ảnh chủ đề

      Tam Tòa Thánh Mẫu là những ai? Lễ nghi thờ Thánh Mẫu?

      Miền Bắc nước ta có một hình thức thờ Mẫu rất độc đáo, mang đậm nét văn hóa riêng, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu - Tứ Phủ hay còn gọi là Tam Tòa Thánh Mẫu. Nhưng có nhiều người chưa hiểu biết rõ về Tam Tòa Thánh Mẫu gồm những ai và lễ nghi thờ Thánh Mẫu ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Kinh nghiệm sắm lễ và bài văn khấn xin lộc Phủ Dầy

      Phủ Dầy là một quần thể kiến ​​trúc mang đậm tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. Nơi đây chính là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, cũng là nơi gắn liền với truyền thuyết về sự giáng sinh lần thứ hai của mẫu. Hàng năm, vào dịp đầu năm mới, mọi người lại về đây cầu xin Thánh Mẫu phù hộ. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về kinh nghiệm sắm lễ, bài văn khấn xin lộc Phủ Dầy Nam Định.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nhất tâm đảnh lễ là gì? Ý nghĩa của đảnh lễ trong Phật giáo?
      • Văn khấn cúng Quan thế Âm Bồ Tát đầy đủ cho Phật tử
      • Mẫu Thoải là ai? Đền thờ Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ ở đâu?
      • Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai? Sự tích và văn khấn?
      • Cô bé Lục Cung là ai? Sự tích và bản văn Cô Bé Lục Cung?
      • Cậu Bé Bản Đền là ai? Sự tích, văn thỉnh Cậu Bé Bản Đền?
      • Đền thờ Quan Lớn Điều Thất ở đâu? Kinh nghiệm lễ xin lộc?
      • Đạo Tin lành thờ ai? Phân biệt Đạo Tin lành và Công giáo?
      • Chầu Đệ Tứ là ai? Sự tích về Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai?
      • Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình (Thái Bình)
      • Đền bà Chúa Then ở đâu? Thờ ai? Lễ bà Chúa Then xin gì?
      • Quan Đệ Lục là ai? Sự tích Quan Đệ Lục? Được thờ ở đâu?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Bà Chúa Liễu Hạnh thờ ở đâu?

      Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam từ lâu đời nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn với những người mẹ, người phụ nữ bên cạnh. Khám phá câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những ngôi đền thờ Người trên khắp đất nước qua bài viết sau của Văn Hoá Trầm Hương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

      ảnh chủ đề

      Tam Tòa Thánh Mẫu là những ai? Lễ nghi thờ Thánh Mẫu?

      Miền Bắc nước ta có một hình thức thờ Mẫu rất độc đáo, mang đậm nét văn hóa riêng, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu - Tứ Phủ hay còn gọi là Tam Tòa Thánh Mẫu. Nhưng có nhiều người chưa hiểu biết rõ về Tam Tòa Thánh Mẫu gồm những ai và lễ nghi thờ Thánh Mẫu ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Kinh nghiệm sắm lễ và bài văn khấn xin lộc Phủ Dầy

      Phủ Dầy là một quần thể kiến ​​trúc mang đậm tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. Nơi đây chính là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, cũng là nơi gắn liền với truyền thuyết về sự giáng sinh lần thứ hai của mẫu. Hàng năm, vào dịp đầu năm mới, mọi người lại về đây cầu xin Thánh Mẫu phù hộ. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về kinh nghiệm sắm lễ, bài văn khấn xin lộc Phủ Dầy Nam Định.

      Xem thêm

      Tags:

      Các Phủ Mẫu


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Bà Chúa Liễu Hạnh thờ ở đâu?

      Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam từ lâu đời nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn với những người mẹ, người phụ nữ bên cạnh. Khám phá câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những ngôi đền thờ Người trên khắp đất nước qua bài viết sau của Văn Hoá Trầm Hương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

      ảnh chủ đề

      Tam Tòa Thánh Mẫu là những ai? Lễ nghi thờ Thánh Mẫu?

      Miền Bắc nước ta có một hình thức thờ Mẫu rất độc đáo, mang đậm nét văn hóa riêng, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu - Tứ Phủ hay còn gọi là Tam Tòa Thánh Mẫu. Nhưng có nhiều người chưa hiểu biết rõ về Tam Tòa Thánh Mẫu gồm những ai và lễ nghi thờ Thánh Mẫu ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Kinh nghiệm sắm lễ và bài văn khấn xin lộc Phủ Dầy

      Phủ Dầy là một quần thể kiến ​​trúc mang đậm tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. Nơi đây chính là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, cũng là nơi gắn liền với truyền thuyết về sự giáng sinh lần thứ hai của mẫu. Hàng năm, vào dịp đầu năm mới, mọi người lại về đây cầu xin Thánh Mẫu phù hộ. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về kinh nghiệm sắm lễ, bài văn khấn xin lộc Phủ Dầy Nam Định.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ